02/11/2023 19:00 GMT+7

Câu chuyện ‘lượng’ và ‘chất’ trong lĩnh vực tín dụng xanh tại Ngân hàng Quân Đội

'Xanh hóa' tín dụng đang được ưu tiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm môi trường.

Câu chuyện ‘lượng’ và ‘chất’ trong lĩnh vực tín dụng xanh tại Ngân hàng Quân Đội - Ảnh 1.

Tín dụng xanh được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội hướng đến phát triển bền vững

Cấp tín dụng lớn cho các dự án xanh

Trên thực tế, tín dụng xanh đến từ nhiều nguồn vốn của các thành phần trong xã hội, nhưng tại Việt Nam chủ yếu vẫn đang do hệ thống ngân hàng thực hiện. Nhu cầu vốn cho tín dụng xanh rất lớn, song những dự án này thường đi kèm với nhiều khó khăn và bất lợi trong ngắn hạn, đặc biệt là lợi nhuận không thực sự hấp dẫn. 

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường - xã hội, hướng tới mục tiêu ngân hàng xanh, tín dụng xanh. 

Bên cạnh đó, MB còn triển khai có hiệu quả việc phân bổ nguồn vốn tín dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh; tăng tỉ trọng tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. 

Dù các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đòi hỏi tiêu tốn nhiều nguồn lực cho việc thẩm định, đánh giá cũng như kiểm tra, giám sát sau cho vay, nhưng MB vẫn là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc cho vay các dự án trong lĩnh vực này từ giai đoạn 2017 - 2018.

Vì qua nghiên cứu và quá trình làm việc với các chuyên gia, MB đánh giá đây là các dự án có tác động tích cực cho môi trường và xã hội, và nằm trong khả năng kiểm soát rủi ro nên mạnh dạn cấp vốn.

Theo MB, trong 3 năm trở lại đây, tổng số vốn cho vay dự án xanh đã tăng từ 14,5 nghìn tỉ đồng cuối năm 2020 lên 44,1 nghìn tỉ đồng cuối năm 2022. Tính đến tháng 12-2022, ngân hàng đã thực hiện cấp tín dụng xanh (gồm cho vay và TPDN) cho 2.829 khách hàng với tổng dư cấp tín dụng là 44,1 nghìn tỉ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và chiếm 9,26% trong tổng cho vay và TPDN.

Trong giai đoạn tới, song hành với việc kiện toàn mô hình quản trị tập đoàn, tài chính bền vững, tín dụng xanh hay đầu tư dự án xanh đều là những vấn đề trọng yếu mà ngành ngân hàng đặc biệt quan tâm hiện nay.

Theo đó, ngân hàng này đặt mục tiêu sẽ nâng tỉ trọng tín dụng xanh, tín dụng phục vụ chuyển đổi công nghệ lên 15% vào năm 2026.

Vừa ưu tiên tín dụng xanh vừa đảm bảo mục tiêu kiểm soát chất lượng, hiệu quả kinh doanh

MB là một trong những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt nhất những năm trở lại đây, quy mô dư nợ cho vay đứng thứ 5 trong hệ thống, chỉ sau nhóm Big 4.

Như vậy có thể hình dung, với mục tiêu nâng tỉ trọng tín dụng xanh từ 10% lên 15%, ngân hàng sẽ "bơm" ròng cho lĩnh vực này thêm hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm trong 3 năm tới.

Chưa kể, MB còn là ngân hàng tích cực thu xếp nguồn vốn nước ngoài cho các dự án điện xanh với quy mô hàng trăm triệu USD. 

Với sự hứa hẹn tăng trưởng về "lượng", "chất" của những khoản tín dụng xanh cũng được chú trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng, lợi ích của cổ đông.

Câu chuyện ‘lượng’ và ‘chất’ trong lĩnh vực tín dụng xanh tại Ngân hàng Quân Đội - Ảnh 2.

Năng lượng tái tạo được xem là ngành trọng điểm, mang nhiều kỳ vọng của tín dụng xanh

Từ sớm, ban lãnh đạo ngân hàng này xác định mô hình ngân hàng xanh cũng như chính sách cho tín dụng xanh cần được làm một cách bài bản, chuyên nghiệp, là hướng đi lâu dài chứ không chỉ nhất thời. 

Nhờ đó, MB đã xây dựng khung quản trị rủi ro, ban hành quy trình cấp tín dụng nội bộ trong đó có những tiêu chí, ưu tiên cho các dự án thân thiện với môi trường. 

Các dự án năng lượng tái tạo mà ngân hàng đã rót vốn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ… đều đang hoạt động tốt. 

Trong nhiều năm qua, MB luôn duy trì ở trong nhóm những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất với tỉ lệ nợ xấu thấp và bộ đệm dự phòng bao phủ nợ xấu giúp ngân hàng phòng ngừa các rủi ro nếu có. 

Với năng lực quản trị rủi ro chặt chẽ, ngân hàng một mặt thể hiện tốt vai trò của mình ở lĩnh vực tín dụng xanh, một mặt vẫn đảm bảo là một trong những ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh.

6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất MB đạt 12.735 tỉ đồng, đứng top đầu hệ thống. Ngân hàng cũng sở hữu lợi thế nguồn vốn rẻ với tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 37%, xếp hạng cao trên thị trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Nhập khẩu hàng công nghệ từ Mỹ tăng hơn 2 lần

Kim ngạch nhập khẩu hàng loạt nhóm hàng của Việt Nam từ Mỹ tăng mạnh trong 4 tháng qua, như máy ảnh, máy quay phim và linh kiện.

Nhập khẩu hàng công nghệ từ Mỹ tăng hơn 2 lần

Vietjet và Vietnam Airlines so kè quyết liệt ra sao trên đường đua nghìn tỉ?

Ngành hàng không Việt Nam đang có tín hiệu hồi phục mạnh mẽ, trong bối cảnh biến động lớn trên toàn cầu. Hai 'đại gia' Vietjet và Vietnam Airlines quyết liệt giành thị phần và lợi nhuận trên đường đua nghìn tỉ.

Vietjet và Vietnam Airlines so kè quyết liệt ra sao trên đường đua nghìn tỉ?

Tăng giá điện 4,8%: EVN nói đã cân nhắc kỹ khả năng chi trả của người dân

Với trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện, EVN khẳng định có trách nhiệm đảm bảo nền kinh tế có sức cạnh tranh và an sinh xã hội. Lãnh đạo EVN cho rằng mức tăng 4,8% là "tương đối phù hợp".

Tăng giá điện 4,8%: EVN nói đã cân nhắc kỹ khả năng chi trả của người dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar