05/08/2018 10:27 GMT+7

Cậu bé viết sách bằng... mắt

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Nhờ sự hỗ trợ của công cụ giao tiếp bằng mắt E-Tran frame, Jonathan Bryan (12 tuổi, người Anh) đã không chỉ dùng được ngôn ngữ giao tiếp với người thân dễ dàng hơn, mà còn đã viết được một cuốn sách đầu tiên của mình.

Cậu bé viết sách bằng... mắt - Ảnh 1.

Em Jonathan Bryan và cuốn sách đầu tay Eye can write - Ảnh: CNN

12 tuổi, không thể nói và cũng không thể viết bằng tay. Em bị bại não bẩm sinh, mọi cử động chân tay rất hạn chế trên chiếc xe lăn.

Nhưng em lại vừa ra mắt cuốn sách được viết với sự hỗ trợ của một tấm bảng trong suốt có cách dùng đơn giản nhưng đòi hỏi sự tận tâm, kiên trì.

Em là tiếng nói của những người không thể nói

JONATHAN BRYAN

Cuốn hồi ký của Jonathan, cậu bé sống tại hạt Wiltshire của Vương quốc Anh, có tên (tạm dịch: Mắt có thể viết) vừa ra mắt giữa tháng 7 này.

Trong đó em kể chuyện về hành trình học viết bằng mắt của mình với công cụ giao tiếp có tên và sự đồng hành đầy yêu thương của mẹ em, chị Chantal Bryan.

Suốt một thời gian dài, cha mẹ của Jonathan chỉ có thể dùng những ký hiệu giao tiếp không lời như mỉm cười hay nhíu mày để giao tiếp với em.

Sinh ra đã mắc chứng bại não nặng, các chuyên gia giáo dục đều khẳng định em không thể học và chưa bao giờ có ý định dạy em đọc hay viết ở trường.

Tuy nhiên tất cả những điều đó đã thay đổi khi chị Chantal Bryan bắt đầu đưa con ra ngoài chơi mỗi ngày vài giờ để dạy con đọc và viết. Cho tới năm em lên 9, Jonathan đã có thể đánh vần được một số điều em muốn nói với mọi người.

Và nay, nhờ sự hỗ trợ của công cụ giao tiếp bằng mắt E-Tran frame, em đã không chỉ dùng được ngôn ngữ giao tiếp với người thân dễ dàng hơn, mà còn đã viết được một cuốn sách đầu tiên của mình.

"Chúng ta sẽ nhìn qua đôi mắt của thằng bé theo đúng nghĩa đen" - chị Bryan nói về cuốn sách của con trai.

E-Tran frame là một bảng nhựa trong suốt có các ký tự và hệ thống bảng mã màu sắc chia theo các nhóm giúp hiển thị chuyển động ánh nhìn của Jonathan qua những ký tự em muốn sử dụng trong lúc đánh vần nội dung cần truyền đạt.

Người giao tiếp cùng em sẽ giơ tấm bảng trong suốt này để ghi lại những ký tự ghép vần mà cậu bé muốn diễn đạt.

Cuốn sách Eye can write của Jonathan giúp người đọc quan sát cuộc sống qua lăng kính cảm nhận của cậu bé 12 tuổi không may bị khuyết tật từ nhỏ.

Nó mở đầu với chia sẻ của mẹ em về giai đoạn đầu đời, việc em đã học đánh vần và học viết ra sao, sau đó chuyển sang phần chia sẻ góc nhìn của Jonathan.

Theo chia sẻ của chị Bryan, Jonathan đã mất một năm để hoàn thành cuốn sách. Sau khi ra mắt ngày 12-7 vừa qua, cuốn sách đã nhận được những phản hồi tích cực. Jonathan rất vui khi cảm thấy nỗ lực của mình đã được ghi nhận và chia sẻ.

Mặc dù đây là cuốn sách mang tính riêng tư nói về cuộc đời gắn liền với căn bệnh bại não của Jonathan, song theo chị Bryan, sách cũng chia sẻ những thông điệp chung với tất cả mọi người.

Chị hi vọng sách có thể góp phần nào đó truyền cảm hứng và niềm tin với các bậc phụ huynh và những em bé khác có chung cảnh ngộ với Jonathan.

"Những gì quý vị nhìn thấy bên ngoài với một ai đó không hẳn đã là tất cả những gì về họ mà quý vị có thể biết - người mẹ nói - Cơ thể thằng bé không thể hoạt động được nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa trí não của cháu không hoạt động tích cực".

Jonathan cho rằng em mong muốn viết cuốn sách của mình để có thể giúp những người khác có hoàn cảnh tương tự. "Em là tiếng nói của những người không thể nói" - cậu bé chia sẻ với Đài CNN thông qua công cụ E-Tran frame với sự hỗ trợ "phiên dịch" của người mẹ.

Hiện Jonathan đang tích cực đóng góp cho chiến dịch ủng hộ cơ hội giáo dục cho nhiều bạn trẻ khác.

Một phần thu nhập từ tiền bán sách của em sẽ được tặng cho Tổ chức nhân đạo Teach us Too, một tổ chức chuyên chăm lo phát triển mục tiêu giúp mọi trẻ em, bất kể tình trạng khuyết tật, đều có quyền được học đọc, học viết.

"Khi chúng tôi có thể đánh vần, sách cho chúng tôi có tiếng nói và chúng tôi có thể sống cuộc đời thật trọn vẹn" - cậu bé 12 tuổi chia sẻ.

TTO - 100 nhân vật đặc biệt đầy nghị lực đã cùng về góp mặt trong chương trình ‘Hôm nay ai đến’ phát sóng 20h tối 30-12-2017.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar