20/12/2018 22:59 GMT+7

Cậu bé khuyết tật ‘trồng chuối’ đi học gây sốt ở Indonesia

TUẤN SƠN
TUẤN SƠN

TTO - Một cậu bé học lớp 3 ở thành phố Sukabumi, Indonesia đang khiến cộng đồng mạng nước này xúc động bằng câu chuyện nghị lực khi hàng ngày "trồng chuối" di chuyển gần 6km đến trường do đôi chân tật nguyền.

Cậu bé khuyết tật ‘trồng chuối’ đi học gây sốt ở Indonesia - Ảnh 1.

Em Mukhlis Abdul Holik đi bộ đến trường trên đôi tay của mình - Ảnh: AFP

Em Mukhlis Abdul Holik (8 tuổi) sinh ra với đôi chân dị dạng và quá nhỏ so với cơ thể, khiến em chỉ có thể đứng tới lưng bạn bè đồng trang lứa.

Hằng ngày, Holik phải vượt gần 6km đường sỏi đá và băng qua một cây cầu gỗ cũ kỹ để di chuyển từ nhà đến ngôi trường mà em theo học ở tỉnh West Java - việc quá sức đối với đôi chân bé bỏng của em.

Để bù đắp cho khiếm khuyết của mình, Holik nghĩ ra cách sử dụng đôi bàn tay khỏe mạnh để thay thế hai chân làm nhiệm vụ giúp em di chuyển trên những chặng đường dài.

Xỏ tay vào đôi xăng-đan đã cũ để bảo vệ khỏi cái nóng bỏng rát của mặt đường, cậu bé Holik cứ thế hàng ngày "trồng chuối" đi học như bao bạn bè của mình mà không hề phàn nàn.

"Đoạn đường rất dốc, nhưng em nó vẫn trồng chuối đi học mỗi ngày", mẹ của Holik, bà Pipin, nói với hãng tin AFP.

"Khi nào dư dả tôi vẫn cho nó tiền đi xe ôm, nhưng lúc nhà kẹt tiền thì nó vẫn phải đi học bằng tay như vậy. Thằng bé chẳng bao giờ phàn nàn, dù nắng hay mưa, vẫn cứ thế đến trường".

Cậu bé khuyết tật ‘trồng chuối’ đi học gây sốt ở Indonesia - Ảnh 2.

Không chỉ đi bộ, đôi tay của Holik còn thành thạo khả năng chơi bóng - Ảnh: AFP

Câu chuyện cảm động của cậu bé Holik đã tạo nên một hiện tượng ở quốc gia 260 triệu dân sau khi được truyền thông đăng tải.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 3-12 đã mời Holik đến Dinh Tổng thổng gặp mặt nhân Ngày quốc tế dành cho người khuyết tật do Liên Hiệp Quốc khỏi xướng, theo AFP.

"Tôi hỏi Abdul liệu em có muốn gì từ tôi hay không", ông Widodo phát biểu sau khi trò chuyện cùng cậu bé đầy nghị lực. "Tôi cứ nghĩ em sẽ đòi một món quà, nhưng em không muốn gì cả. Em nói mình chỉ muốn được đi học đại học".

Về phần mình, Holik cho biết em "rất hạnh phúc" vì được gặp trực tiếp "thần tượng" Widodo. "Em muốn trở thành lính cứu hỏa, bác sĩ hoặc phi hành gia", Holik nói với AFP.

TTO - Ca phẫu thuật cho chàng trai 28 tuổi vừa được thực hiện tại Bệnh viện 108. Từ đôi chân cong như rễ cây, khiến chàng thanh niên phải di chuyển như một con ếch, giờ anh đã có một đôi chân bình thường.

TUẤN SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Hình ảnh ông Obama cúi đầu trước lãnh tụ tối cao Iran lan truyền để so sánh với chính sách hiện tại, nhưng AFP xác minh đây là ảnh giả.

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Ngày 1-7, ông Trump thăm trung tâm giam giữ người nhập cư mới ở Florida và đùa rằng cá sấu ở đây "sẽ làm quản ngục".

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Bị siết tại Mỹ, Temu và Shein mất triệu người dùng, nhưng lại tăng mạnh ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Hãng tin AFP xác minh các video lan truyền nói Iran di dời cơ sở hạt nhân trước vụ Mỹ không kích là giả, do AI tạo ra.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác

Thủ tướng Campuchia khẳng định nước này không can thiệp và đang chờ đối thoại với Thái Lan để giải quyết vấn đề biên giới.

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar