20/03/2018 07:05 GMT+7

Cậu bé 10 tuổi người Raglai, em đã 'cứu' đời tôi

THU TRANG
THU TRANG

TTO - Ai ai trong chúng ta cũng có những kỷ niệm riêng cho mình. Nhưng với riêng tôi, những tháng ngày trải nghiệm cùng mùa hè xanh nơi miền núi xa xôi và được 'cứu' bởi cậu bé Raglai chính là những tháng ngày quý báu, giúp tôi hoàn thiện nhân cách.

Cậu bé 10 tuổi người Raglai, em đã cứu đời tôi - Ảnh 1.

Tôi gặp em giữa một buổi chiều miền núi trong chuyến tham gia tình nguyện mùa hè xanh. Khuôn mặt ngây ngô, nước da rám nắng và đôi mắt đen láy - nét đặc trưng của người dân tộc Raglai khiến tôi không thể quên.

Đôi mắt ấy như biết nói, làm tôi có một cảm giác bồi hồi khó tả, đến bây giờ khi nghĩ về em, tôi cũng có một cảm giác rất lạ.

Cũng chính vẻ ngây ngô hồn nhiên của em cùng đồng bào nơi đây đã khiến những suy nghĩ trong tôi thay đổi. Từ đó, cuộc sống của tôi đã bắt đầu có sự thay đổi lớn, nói đúng hơn đó là một cuộc cách mạng trong tôi.

"Nhờ gặp em, tôi bắt đầu trân trọng những thứ mình đang có hơn, biết yêu thương nhiều hơn và bớt làm khổ bố mẹ hơn. Nhờ cuộc trải nghiệm này, tôi cảm thấy mình thật may mắn, may mắn hơn rất nhiều so với biết bao con người, biết bao số phận".

Thu Trang

Tôi - một cô gái thành phố đúng nghĩa. Từ lúc sinh ra đến khi đặt chân vào đại học, tôi luôn được bố mẹ chăm lo từng miếng miếng ăn, giấc ngủ, không mảy may động tay động chân vào bất cứ việc gì, ngoại trừ việc học vòi vĩnh bố mẹ những món quà đắt tiền.

Ấy thế mà trời xui đất khiến, không biết sao năm thứ 3 đại học, tôi lại đăng ký tham gia tình nguyện Mùa hè xanh ở tận miền trung xa xôi. Khi biết biết tôi tham gia chuyến tình nguyện lần này, phải xa nhà một thời gian, mẹ tôi cũng rất lo lắng.

Ban đầu bà không đồng ý cho thôi tham gia chuyến đi này, nhưng với sự quyết tâm của tôi, bà ấy cũng đành chịu thua. Không còn cách nào khác bà đành chuẩn bị cho tôi rất nhiều vật dụng mang theo, nào là kem chống muỗi, nào là thuốc bổ, dầu gội đầu… tất tần tật những thứ cần thiết mà tôi có thể để gọn vào chiếc balo.

Tôi bắt đầu lên đường với tâm trạng hớn hở vô cùng, tôi mường tượng trong đầu mình những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đợi tôi ở phía trước. Trước đây, tôi cũng đã từng nghe kể nhiều về những chuyến tình nguyện, những khó khăn, vất vả và điều kiện sinh hoạt tồi tệ là điều không thể tránh khỏi.

Thế nhưng, khi tôi cùng các bạn của mình đặt chân đến đây, dường như mọi thứ còn tồi tệ hơn những gì mà tôi được nghe kể và tưởng tượng. Cảnh người và gia súc sống chung, phân gia súc vương vãi khắp nơi quanh nhà, cảnh trẻ em thì mặt mũi lấm lem,… và đặc biệt là cuộc sống nơi đây không có điện, không nhà vệ sinh và không internet, khiến tôi vỡ mộng và hụt hẫng vô cùng.

Thú thật, tôi thật sự rất hối hận và muốn bắt xe về thành phố ngay và luôn trong đêm hôm đó. Nhưng tôi không thể, vì nơi đây cách đường quốc lộ rất xa. Muốn ra đường quốc lộ phải đi qua một con đường với hai bên toàn là mía và không một bóng người.

Chính nỗi sợ bị cướp và lớn hơn là nỗi sợ ma đã giữ chân tôi ở lại ngôi làng ấy. Bây giờ khi nghĩ lại, cũng may là tôi nhát gan, nếu không tôi sẽ mãi mãi chẳng có được những trải nghiệm quý báu này trong đời mình.

Thế là tôi đành phải miễn cưỡng ở lại, đêm hôm ấy tôi đã nhịn đói mà không dám bỏ vào bụng thứ gì, vì mọi thức ăn lúc ấy đối với tôi thật khó nuốt, nói đúng hơn không thể ăn đối với tôi.

Tôi trằn trọc mãi không ngủ được, phần vì đói, phần vì hối hận, phần vì muỗi nơi núi rừng này cứ vo ve mãi. Cũng may là có kem chống muỗi mẹ tôi chuẩn bị từ trước, nếu không tôi đã làm mồi cho đám muỗi hung tợn.

Hôm sau, đoàn chúng tôi bắt đầu ra quân dọn dẹp giúp đỡ người dân trong làng và những công việc đồng án. Một số khác thì cắt tóc cho các em dân tộc, nhóm thì dạy học…

Riêng tôi, vì đói quá và sợ bẩn nên đã trốn ra con suối nhỏ sau ngôi làng ngồi một mình, mặc kệ mọi thứ. Dòng nước trong mát của con suối nhỏ đã kích thích tôi, tôi không ngần ngại tiến xuống đắm mình vào dòng nước trong mát ấy và cuối cùng đã hụt chân xuống vùng nước sâu và suýt chết đuối.

May thay, lúc ấy có một cậu nhóc người dân tộc Raglai bắt cá gần đó lao xuống khi tôi kêu cứu.

Đến bây giờ tôi vẫn không thể tài nào hiểu nổi, sao một cậu nhóc chỉ mới tầm 10 tuổi, dáng người gầy gò, nhỏ nhắn lại có thể nhanh nhẹn dưới nước đến thế. Sau khi kéo tôi lại gần sát bờ, tôi đã đẩy cậu nhóc ấy ra và từ từ bước lên bờ và thở hổn hển.

Thực sự trước đó, tôi có suy nghĩ kỳ thị người dân tộc thiểu số, tôi không thể chấp nhận được một cậu nhóc da dẻ đen nhẻm có thể động chạm người tôi.

Cứu tôi vừa xong, mặc cho thái độ không mấy thiện cảm của tôi, cậu nhóc ấy tiến lại gần tôi và nhìn với đôi mắt tròn xoe đầy vẻ ngây ngô. Em nói tiếng kinh với tôi bằng chất giọng lơ lớ của người dân tộc: "Không phải người thành phố cái gì cũng biết mà, sao cô giáo lại không biết bơi?".

Đối với người dân nơi đây, tất cả chúng tôi đều được mọi người trong làng từ già đến trẻ gọi là thầy giáo, cô giáo.

Chính câu nói ấy của em đã khiến tôi phải suy nghĩ mãi suốt buổi chiều hôm ấy. Đến trong mơ tôi cũng không thể ngờ rằng, cậu nhóc mà tôi vốn xem thường lại có thể giành lại sự sống cho tôi từ tay tử thần.

Từ đấy, tôi đã thay đổi suy nghĩ và hòa hợp hơn với mọi người. Tôi bắt đầu cùng các bạn tham gia dạy học cho các em, vui vẻ hơn, nhiệt tình hơn. Tôi đã bắt đầu ăn thức ăn của đồng bào nơi đây và đặc biệt hơn là thích nghi với cuộc sống không có nhà vệ sinh.

Cũng từ đó, tôi đã sống một cuộc sống như một người đồng bào đúng nghĩa cho đến hết chuyến tình nguyện.

Ai ai trong chúng ta cũng có những kỷ niệm riêng cho mình. Nhưng với riêng tôi, những tháng ngày trải nghiệm nơi miền núi xa xôi này chính là những tháng ngày quý báu, giúp tôi hoàn thiện nhân cách làm người.

Mời bạn tham gia viết bài 'Những ký ức đẹp'

Điều gì đã đọng lại trong bạn để trở thành ký ức không thể quên? Gợi nhớ ký ức không phải là khơi lại đống tro tàn. Ký ức đôi khi là hành trang, là chiêm nghiệm... để ta bước tiếp với đôi chân vững chãi. Có những ký ức rất đẹp, cũng có những ký ức khi hồi tưởng lại, ít nhiều trong chúng ta vẫn còn cảm thấy "nợ" người trong cuộc.

Nhằm ghi lại những câu chuyện của chính bạn hoặc của người khác nhưng gây nhiều xúc động trong bạn, Tuổi Trẻ Online kính mời bạn viết bài với chủ đề 'Những ký ức đẹp' cho chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Bài viết không giới hạn về thể loại bao gồm: văn xuôi, văn vần, thơ, vè... dài tối đa 1200 từ (có thể kèm clip, hình ảnh). Những bài viết khi đăng sẽ được trả nhuận bút.

Mọi thư từ, bài viết xin vui lòng gởi về: [email protected] hoặc [email protected]. Thông tin bạn đọc, tài khoản... xin ghi rõ dưới bài viết. Chân thành cảm ơn!

TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Nhắc đến hai từ Tân Định, người Sài Gòn nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng. Đó là một phần trung tâm của Sài Gòn thập niên 60-70 của thế kỉ trước và tiếp diễn đến tận bây giờ. Đó còn là nét 'duyên thầm' giữa lòng đô thị hiện đại.

THU TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Trung đoàn Không quân Công an nhân dân trao tặng 1.000 thùng sữa, "tiếp sức" lực lượng công an đang ngày đêm tập luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Ngày 2 và 3-8 tới, Tây Ninh sẽ tổ chức giải chạy marathon chuẩn quốc tế với quy mô khoảng 8.000 vận động viên quanh núi Bà Đen.

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Làm việc tại đặc khu Cồn Cỏ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang nêu đảo này phải phát triển mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng - an ninh, tinh gọn về tổ chức.

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc

Đến nay xe đưa đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) đến trung tâm hành chính TP.HCM làm việc đã có nhiều người đi hơn trước.

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar