 |
Ông Nguyễn Phước Thăng (xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đập tường, vớt vát một ít sắt vụn còn lại |
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 17-4, PGS.TS Lê Anh Tuấn - phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Trường ĐH Cần Thơ - khẳng định như trên.
“Một số liệu nghiên cứu cho thấy phần diện tích đô thị xây dựng từ cát lòng sông gần tương đương diện tích bờ sông bị sạt lở. Việc khai thác cát ai hưởng lợi không biết, nhưng chắc chắn người dân lãnh đủ khi xảy ra tình trạng sạt lở” - TS Tuấn chia sẻ.
Và thực tế tại những địa điểm sạt lở xảy ra, nhà cửa người dân sập đổ, xác xơ, trái ngược với hình ảnh lừng lững những chiếc sà lan khai thác cát suốt ngày đêm. Người dân ở một số nơi như xã An Hiệp, huyện Châu Thành và cù lao Phú Thuận, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đã nhiều lần đụng độ nảy lửa với “cát tặc”.
 |
Hình ảnh sau vụ sạt lở ăn sâu vào đất liền 75m, dài 150m (ngày 10-3) tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
|
Bình luận hay