cát san lấp
Ngoài phê bình đích danh các đơn vị chậm tiến độ thi công dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ kiên quyết xử lý, thay thế nhà thầu yếu kém, không thực hiện đúng trách nhiệm.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói trong buổi làm việc với các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương về dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà đầu tư dự án ngăn triều 10.000 tỉ có văn bản kiến nghị được mua cát thương mại tại các mỏ cát đang khai thác thuộc Campuchia để đắp nền.

Trữ lượng cát san lấp được cấp phép khai thác trên 1,1 triệu m³, chỉ được dùng phục vụ dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập tổ công tác liên ngành để giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu cho vành đai 3 TP.HCM.

An Giang đã cấp bản xác nhận, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác hơn 15,5 triệu m3 cát sông phục vụ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Cần Thơ - Cà Mau.

Việc thiếu cát san lấp nền tại nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm ở ĐBSCL cũng như nhiều tỉnh phía Nam đang ngày càng trầm trọng.

Sóc Trăng bàn giao hồ sơ 5 mỏ cát trữ lượng trên 11 triệu m³ để thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua Sóc Trăng.

UBND tỉnh An Giang không thể hỗ trợ cát làm đường Vành đai 3 ở TP.HCM do trữ lượng hiện nay đã phân bổ hết cho các công trình cao tốc trọng điểm.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu không được làm ẩu, hợp thức hóa sai phạm trong việc giải quyết thủ tục nhanh cung cấp cát san lấp cho các cao tốc. Lãnh đạo một số đơn vị thì cho hay cát còn nhưng không lấy được do vướng thủ tục.

HĐND tỉnh Sóc Trăng vừa thống nhất quản lý, sử dụng 7 mỏ cát để cung cấp cho dự án thành phần 4 thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) với diện tích 585ha, trữ lượng gần 17 triệu m³.
