27/10/2023 16:30 GMT+7

Cấp cứu bệnh nhân tăng huyết áp không rõ vì sao, uống thuốc không giảm

Các bác sĩ Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ vừa can thiệp cứu sống bệnh nhân có tới 5 túi phình mạch máu não hiếm gặp, biểu hiện ban đầu là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, uống thuốc không giảm.

Bệnh nhân L.M.G.T. (nữ, sinh năm 1961, sống tại thành phố Cần Thơ), vào Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ ngày 23-10 trong tình trạng huyết áp tăng bất thường.

Khai thác tiền sử, bệnh nhân có khám sức khỏe định kỳ nhưng không ghi nhận bệnh lý nào. Từ tháng 8-2023, tình trạng tăng huyết áp thường xuyên xảy ra, khiến bà T. luôn trong tình trạng mệt mỏi, xây xẩm mặt mày.

Bà đã đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán tăng huyết áp vô căn và kê thuốc uống. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng điều trị, bà T. nhận thấy tình trạng tăng huyết áp không thuyên giảm.

Tại Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ, bệnh nhân được chỉ định tầm soát bằng chụp MRI. Các bác sĩ phát hiện trong một đoạn ngắn của mạch cảnh của bệnh nhân có đến 5 túi phình mạch máu nằm gần nhau và một nhú phình nhỏ.

Đây là nguyên nhân khiến huyết áp của bà tăng cao bất thường. Các bác sĩ quyết định can thiệp bằng phương pháp nội mạch đặt stent - phương pháp ít xâm lấn cũng như hạn chế được biến chứng và tối ưu cho các túi phình của bà T..

Cùng lúc có đến 5 túi phình nhưng may mắn, vị trí túi phình nằm gần nhau trên một đoạn ngắn của mạch máu. Do đó, ê kíp đã hội chẩn và sử dụng phương án chỉ đặt một stent để thay đổi dòng chảy của máu lên não.

Stent được đặt ngang qua tất cả túi phình, máu sẽ theo stent lên não, hạn chế được dòng chảy vào túi phình, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết não cho bệnh nhân. Sau điều trị 3 ngày, sức khỏe bà T. hoàn toàn ổn định và vừa được cho xuất viện.

Theo thống kê sơ bộ, người bị túi phình mạch máu chiếm từ 3 - 5% dân số. Nguy cơ lớn nhất của túi phình mạch máu não là túi phình bị vỡ ra gây xuất huyết màng não hoặc xuất huyết trong nhu mô não.

Đa số các trường hợp phình mạch máu não hiếm khi có triệu chứng, trừ khi túi phình to gây chèn ép thần kinh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng như đau đầu, sụp mi, ngủ gà, lơ mơ… Lúc này, nhiều khả năng túi phình đã vỡ, vì vậy khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Người ‘hồi sinh’ mạch máu não

Đó là PGS.TS.BS NGUYỄN HUY THẮNG - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar