02/04/2004 06:01 GMT+7

Canh tác kiểu mới, giảm giá thành hạt lúa

PHƯƠNG NGUYÊN
PHƯƠNG NGUYÊN

TT - Ngày 31-3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ NN&PTNT đã tổ chức lễ tôn vinh 115 nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL vì đã có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng những biện pháp canh tác tiên tiến làm giảm giá thành sản xuất lúa.

Phóng to
Ông Ba Tép tại lễ tôn vinh nông dân sản xuất giỏi
TT - Ngày 31-3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ NN&PTNT đã tổ chức lễ tôn vinh 115 nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL vì đã có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng những biện pháp canh tác tiên tiến làm giảm giá thành sản xuất lúa.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, nông dân xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ), cho biết từ khi tiếp cận chương trình quản lý dịch hại tổng hợp “ba giảm, ba tăng”, thay đổi những tập quán canh tác cũ, đã giảm giá thành sản xuất 1kg lúa xuống còn khoảng 485 đồng vụ đông xuân và 694 đồng vụ hè thu.

Ông Hiếu nói: “Với biện pháp trên tôi thu được lợi nhuận 11,6 triệu đồng/ha/năm, tức tăng được 9,5 triệu đồng/ha so với biện pháp cũ. Nếu tính luôn cả việc hạ giá thành trên mỗi ký lúa hàng hóa thì lợi nhuận của tôi trên 1ha sản xuất hai vụ lúa là trên 18,6 triệu đồng. Ngoài ra tôi còn áp dụng các mô hình nuôi tôm kết hợp và thu được lãi ròng từ mô hình lúa - tôm gần 55 triệu đồng”.

Ông Ba Tép ở thành phố Long Xuyên (An Giang) cho biết năm 2000 ông làm thử 1 công theo mô hình “ba giảm, ba tăng” và gặt hái được 7 tấn/ha thay vì trước đây chỉ 6 tấn/ha. “Từ đó tôi bắt đầu sạ theo hàng, giảm lượng giống từ 22kg/công xuống còn 10kg/công. Lúa ít bệnh, tốn ít thuốc hơn.

Bón phân theo bảng so màu lá lúa làm giảm đáng kể lượng phân bón so với trước đây. Tính đi tính lại giá thành mỗi ký lúa tôi làm ra chỉ có 371,50 đồng” - ông Ba nói tiếp.Vụ đông xuân vừa qua ngày nào cũng có hàng chục người từ khắp nơi đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các cánh đồng lúa của ông.

GS.TS Võ Tòng Xuân - hiệu trưởng Trường đại học An Giang - khẳng định “ba giảm, ba tăng” là cơ sở vững chắc để nông dân từng bước tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích đất canh tác so với trước đây. Theo TS Xuân, những sai lầm dẫn tới nông dân không lời nhiều là do bón quá nhiều phân đạm - đây là sai lầm cơ bản.

Thứ hai là sạ hoặc cấy quá dày, vừa tốn lúa vừa tạo điều kiện cho sâu bệnh và cỏ dại phát triển. Thứ ba là sử dụng hạt giống không chuẩn. Sai lầm thứ tư là áp dụng thuốc trừ sâu bệnh bừa bãi. Ngoài ra, ông còn nêu một “sai lầm quyết định” nữa đó là người dân phơi sấy lúa không đúng kỹ thuật.

Theo tính toán của ông Nguyễn Hữu Huân, phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nếu áp dụng rộng rãi chương trình “ba giảm, ba tăng” ở ĐBSCL, mỗi năm tổng chi phí toàn vùng ĐBSCL giảm được 843 tỉ đồng. Và hạt gạo ĐBSCL được “trọng” hơn trên trường quốc tế do chất lượng ngày càng được nâng cao.

Nhưng bao giờ thì nông dân ĐBSCL áp dụng rộng rãi cách canh tác này? Ông Huân nói: “Cũng không dám chắc là bao lâu vì còn phải... lệ thuộc các cấp chính quyền, tức các cấp chính quyền phải vào cuộc mạnh mẽ. Nông dân rất thiếu thông tin, trong khi họ cần phải nghe, phải thấy mới áp dụng vào mảnh ruộng của mình”.

PHƯƠNG NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar