17/10/2006 12:12 GMT+7

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm biển

Theo TTXVN
Theo TTXVN

Gần 90% lượng nước thải từ châu Á được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động kinh tế của loài người, đặc biệt là nghề cá, theo Báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10.

Mặc dù hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nhận thức về nguy cơ ngày một gia tăng này và đã có các chương trình hành động để ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được vẫn không bù đắp nổi những thiệt hại về môi trường do tình trạng bùng nổ dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá nhanh tại các vùng duyên hải.

Theo giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner, khoảng 80% chất gây ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền và chiều hướng này có thể tăng lên đáng kể vào năm 2050 nếu như số dân sống tại vùng duyên hải tăng lên gấp đôi như dự kiến trong vòng 40 năm nữa, và nếu như các nước không đẩy nhanh các chương trình chống ô nhiễm. Cùng với chất thải từ các nhà máy lớn đặt tại các vùng bờ biển, vùng biển Nam và Đông Á còn phải tiếp nhận 2/3 khối lượng đất và phù sa do các con sông đổ ra biển.

Ô nhiễm môi trường không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mà còn phá hủy các hệ sinh thái ven biển có giá trị lớn về kinh tế như các vùng rừng ngập mặn, các vỉa san hô và những thảm rong biển.

Theo LHQ, chính phủ các nước cần phải nhanh chóng hành động nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm biển do các chất thải từ đất liền gây nên, thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và chính quyền các địa phương, giữa các tổ chức tư nhân và tổ chức phi chính phủ, coi việc ngăn chặn ô nhiễm biển như trách nhiệm hàng đầu của các chính phủ.

Trong 10 năm qua, Chương trình hành động toàn cầu (GPA) do LHQ khởi xướng đã đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy cam kết của các quốc gia trong việc ngăn chặn ô nhiễm biển, huy động được nguồn ngân quĩ lớn vào việc bảo vệ môi trường, trong đó có việc tìm nguồn đầu tư 400 triệu USD để bảo vệ các vùng biển Đông Á, 380 triệu USD cho vùng Địa Trung Hải...

Theo TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar