20/05/2025 10:09 GMT+7

Cảnh báo nguy cơ dậy thì sớm từ việc sử dụng kháng sinh

Những bé gái được dùng thuốc kháng sinh trong vòng 12 tháng đầu đời có nguy cơ dậy thì sớm hơn bình thường. Đây là kết quả một nghiên cứu mới được các nhà khoa học Hàn Quốc công bố.

Cảnh báo nguy cơ dậy thì sớm từ việc sử dụng kháng sinh - Ảnh 1.

Cảnh báo nguy cơ dậy thì sớm từ việc sử dụng kháng sinh - Ảnh: cnn.com

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về lượng kháng sinh tiêu thụ của 322.731 trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Hàn Quốc, đồng thời theo dõi đến khi các bé gái được 9 tuổi và các bé trai được 10 tuổi. Kết quả cho thấy những bé gái được kê đơn thuốc kháng sinh trước 3 tháng tuổi có khả năng dậy thì sớm cao hơn 33%, thậm chí tăng lên tới 40% nếu bệnh nhi được cho uống kháng sinh trong vòng 14 ngày đầu đời. 

Ngoài ra, những bé gái dùng từ 5 loại thuốc kháng sinh trở lên có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn 22% so với những bé gái sử dụng 2 loại thuốc hoặc ít hơn. Điều này cho thấy trẻ tiếp xúc với kháng sinh càng sớm và càng nhiều thì nguy cơ dậy thì sớm càng cao. 

Tuy nhiên, ở những bé trai, nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thuốc kháng sinh và dậy thì sớm.

Phát biểu với cộng đồng học thuật, Giáo sư Choi Yoon Soo cho biết các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dậy thì sớm. Điều này ủng hộ giả thuyết cho rằng các yếu tố ban đầu có ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột hoặc chuyển hóa nội tiết có thể đẩy sớm giai đoạn dậy thì ở trẻ.

Nghiên cứu mới một lần nữa ủng hộ giả thuyết đó nên các bác sĩ và phụ huynh cần cân nhắc cẩn thận đến những tác động lâu dài của thuốc kháng sinh mỗi khi đưa ra y lệnh cho bệnh nhi nhỏ tuổi.

Dậy thì sớm, còn được gọi là dậy thì sớm thực sự (CPP), đề cập đến việc các bé gái bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi. Hiện tượng này thường xảy ra ở bé gái nhiều hơn và nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ.

Nghiên cứu được công bố tại hội nghị khoa học chung của Hiệp hội Nội tiết Nhi khoa châu Âu (ESPE) và Hiệp hội Nội tiết châu Âu (ESE), diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch, hôm 10-5.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: dậy thì sớm

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan ra mắt nền tảng ngăn chặn các trang web bất hợp pháp

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Xã hội Số Thái Lan Prasert Jantararuangtong cho biết dự án WebD có khả năng xử lý hơn 100.000 địa chỉ trang mạng (URL) bất hợp pháp mỗi năm

Thái Lan ra mắt nền tảng ngăn chặn các trang web bất hợp pháp

Nhật Bản siết chặt quy định về thu gom thiết bị sử dụng pin lithium-ion

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch bắt buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu thu gom, tái chế pin di động, điện thoại di động và các thiết bị làm nóng thuốc lá nhằm ứng phó với tình trạng cháy nổ ngày càng tăng do pin lithium-ion trong các mặt hàng này.

Nhật Bản siết chặt quy định về thu gom thiết bị sử dụng pin lithium-ion

Điểm tin 18h: Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam; Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Điểm tin 18h: Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam; Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Điểm tin 18h: Du khách Nga đổ xô đến Việt Nam; Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Máy đo đường huyết liên tục 3P hỗ trợ theo dõi ngoại tuyến

Từ tháng 7-2025, máy đo đường huyết liên tục 3P do FPT phát triển sẽ tích hợp thêm ba tính năng mới giúp người bệnh kiểm soát đường huyết chính xác và chủ động hơn ngay tại nhà.

Máy đo đường huyết liên tục 3P hỗ trợ theo dõi ngoại tuyến

Hành trình 6 năm của Shinhan Finance tại Việt Nam

6 năm trước, Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) chính thức góp mặt tại Việt Nam, một thị trường năng động nhưng đầy thách thức.

Hành trình 6 năm của Shinhan Finance tại Việt Nam

Khám phá khoa Năng lượng mới của trường đại học Điện lực

Trong phòng thí nghiệm yên tĩnh, dưới ánh sáng dịu nhẹ, các bạn trẻ ở độ tuổi đôi mươi chăm chú lắng nghe phần giới thiệu về mô hình thu nhỏ của lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ ba của Nhật Bản.

Khám phá khoa Năng lượng mới của trường đại học Điện lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar