05/05/2022 16:00 GMT+7

Cảnh báo mạo danh Tiki gửi tin nhắn lừa đảo tuyển dụng

TTXVN
TTXVN

TTO - Ngày 5-5, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin phát cảnh báo tình trạng mạo danh trang thương mại điện tử Tiki (https://tiki.vn/) gửi tin nhắn tuyển dụng để lừa đảo.

Cảnh báo mạo danh Tiki gửi tin nhắn lừa đảo tuyển dụng - Ảnh 1.

Giao diện tuyển dụng chính thức của Tiki ở địa chỉ tuyendung.tiki.vn

Cụ thể, trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn i-Message với nội dung:

"TIKI shop cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà!!! Số lượng có hạn chỉ 50 người. Công việc: Xử lý đơn hàng trên nền tảng ứng dụng. Yêu cầu độ tuổi: 23+ tuổi. Thu nhập 280k 1200k. Nhận tiền trong ngày".

Các tin nhắn còn để lại số điện thoại liên hệ qua Zalo. Nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau với các lời mời gọi làm việc, mức thu nhập được đề nghị từ 300.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/ngày.

Sau giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nhu cầu tìm việc của người dân ngày một tăng cao. Nắm bắt được điều này, nhiều cá nhân, đơn vị đã lợi dụng, giả mạo trang thương mại điện tử Tiki để đưa ra những lời mời tuyển dụng hấp dẫn.

Do đó, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo người dân nên thận trọng với tất cả các nội dung, bài đăng tuyển dụng có yêu cầu để lại thông tin cá nhân, đóng phí, đặt cọc nhận thưởng… mà không thông qua các tài khoản, kênh thông tin chính thức của Tiki.

Hiện nay, trang thông tin tuyển dụng chính thức của Tiki trên fanpage là facebook.com/tikicareers và website là tuyendung.tiki.vn.

Nếu nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, người dân cần phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website chongthurac.vn.

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam sẽ điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.

Trong tháng 4-2022, Trung tâm VNCERT/CC đã có cảnh báo về hiện tượng các đối tượng giả mạo Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên đến nhiều người dân để lừa đảo.

Những người dân cả tin, nóng ruột, muốn sớm tìm được việc làm nên đã liên hệ với số điện thoại trong tin nhắn có thể sẽ bị lừa đảo, mất tiền, bị dụ dỗ tham gia vào đường dây lừa đảo.

Cảnh báo giả mạo tổng đài chăm sóc khách hàng ngành điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cảnh báo: khách sử dụng điện tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam (từ Ninh Thuận đến Cà Mau) khi có bất cứ yêu cầu nào về điện, chỉ gọi đến tổng đài Trung tâm chăm sóc khách hàng EVNSPC: 19001006 - 19009000.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Tiki giả mạo

Tin cùng chuyên mục

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

Một video đang lan truyền trên mạng với nội dung cho rằng bà Usha Vance - vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance - nói hối hận vì đã kết hôn với ông.

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Dù đã nhiều lần bác bỏ, tin đồn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ly hôn vẫn lan rộng. Trong khi đó, các trang kiểm chứng khẳng định không có bằng chứng hay hồ sơ pháp lý nào về việc ly hôn này.

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Một số nhóm ủng hộ các chính trị gia thuộc đảng bảo thủ Hàn Quốc đã lan truyền hình ảnh cho thấy ông Trump ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống, dù ông Han đã tuyên bố rút lui từ ngày 11-5.

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Một số tin tức nổi bật: Dược sĩ Tiến đính chính không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả; Kaity Nguyễn được giới thiệu là nữ diễn viên hàng đầu Việt Nam; Câu hát 'Gần mực thì đen, gần thiên nhiên thì thư giãn' gây sốt mạng xã hội...

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar