03/01/2019 16:20 GMT+7

Cảnh báo đột quỵ do đi thể dục sớm ngày trời lạnh

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Đã có hai bệnh nhân vào viện được xác định đột quỵ khi đi tập thể dục sớm trong những ngày trời lạnh vừa qua ở các tỉnh miền Bắc. Các bác sĩ cảnh báo nên chuyển thời gian tập vào những giờ trời ấm hoặc tập tại nhà.

PGS-TS Mai Duy Tôn, Bệnh viện Bạch Mai cho hay bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân bị ngay giữa đường đi thể dục sớm (khu vực đường vòng quanh Hồ Tây). 

Thời điểm bệnh nhân đột quỵ là sáng sớm, rất may có người đi tập ở phía sau nhìn thấy và đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Thống kê từ các bệnh viện trong những ngày đầu năm mới 2019, đây là một trong hai bệnh nhân đột quỵ trong lúc đang đi tập thể dục lúc sáng sớm.

Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong những ngày trời lạnh và ngày nghỉ vừa qua, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 130 bệnh nhân vào cấp cứu nội khoa, trong đó có 30 - 40% trường hợp do đột quỵ.

Bác sĩ Chính cũng cho biết vào các ngày nghỉ lễ đầu năm, lượng bệnh nhân vào cấp cứu có giảm nhưng số bệnh nhân liên quan đến đột quỵ lại gia tăng. Trong đó, 80% do người nhà vận chuyển đến và không đảm bảo về kỹ thuật sơ cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân.

3 dấu hiệu chính nhận biết cơn đột quỵ

1, Người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội

2, Bệnh nhân đột ngột nói khó, không nói được hoặc mồm méo

3, Đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt

Khi có dấu hiệu trên, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi 115 để được cấp cứu ban đàu và 115 sẽ giúp bạn đưa người bệnh vào cơ sở y tế.

PGS-TS MAI DUY TÔN

TS Nguyễn Văn Chi - phó trưởng Khoa Cấp cứu A9 - cũng khuyến cáo không nên cho người nghi ngờ đột quỵ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

"Thói quen của nhiều người Việt là khi thấy người thân trong nhà bị đột quỵ thường cho uống ngay viên An cung ngưu hoàng hoàn. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh bởi khi bệnh nhân rơi vào đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt, uống nước còn khó nên việc uống viên thuốc to dễ bị chẹn đường thở", ông Chi cho biết.

Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để tránh thức ăn, đờm rơi vào mũi, miệng, phổi. Mở cổ áo kiểm tra hô hấp, nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Nếu người bệnh co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng bệnh nhân, tránh để người bệnh cắn vào lưỡi.



LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar