23/05/2023 15:23 GMT+7

Cảnh báo chuột nuôi cắn cũng có thể lây bệnh

Vô tình bị chuột cắn vào mu bàn chân, anh T. (39 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) nhập viện điều trị suốt nửa tháng mới ổn định do căn bệnh ít gặp Sodoku.

Cảnh báo chuột nuôi cắn cũng có thể lây bệnh - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị chuột cắn tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: D.LIỄU

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam trong tình trạng sốt cao, mu bàn chân sưng tấy, có mủ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh Sodoku do chuột cắn, đây là bệnh lý không phổ biến nên nhiều người dân còn chủ quan.

Cụ thể, trước khi nhập viện 10 ngày, trong khi tắm anh T. vô tình giẫm vào chuột cống và bị cắn vào mu bàn chân phải. Do tâm lý chủ quan nên anh không xử lý vết thương, sau 4 ngày vết chuột cắn bắt đầu mưng mủ, kèm theo sốt cao. Khi đó anh T. mới đi khám tại bệnh viện địa phương và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Đạt, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Ma, cho hay bệnh Sodoku do chuột cắn là bệnh lý khá hiếm gặp. Bệnh nhân thường sốt cao đột ngột, đau cơ, khớp, có thể xuất hiện hạch gần vị trí vết thương.

"Nếu bệnh nhân bị cắn ở tay có thể sẽ xuất hiện hạch ở vùng nách. Vết cắn ở chân có thể hạch nổi vùng bẹn. Bệnh nhân có thể có triệu chứng sốt cao hoặc không, có thể mưng mủ vết cắn.

Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ kháng sinh, việc điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa các biến chứng nặng.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn huyết, áp xe… gây khó khăn trong việc điều trị", bác sĩ Đạt thông tin.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 70 tuổi sau khi bị chuột cắn 1 tháng. Người bệnh bị chuột cắn vào mu chân, sau khi bị cắn người bệnh không xử trí vết thương.

Năm ngày trước khi vào viện, người bệnh bị sốt cao, sưng đau nhức mu chân phải, đi lại hạn chế, vết cắn bắt đầu có dấu hiệu hoại tử ướt.

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mô mềm (bệnh Sodoku do chuột cắn). Sau 10 ngày điều trị người bệnh khỏi hoàn toàn và được xuất viện.

Các bác sĩ cho hay bệnh Sodoku do chuột cắn là trường hợp hiếm gặp, bệnh lây trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc, hoặc ăn các thức ăn có lẫn nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp diệt chuột, vệ sinh khu nhà ở, khu dân cư sạch, thoáng nhằm loại bỏ nơi trú ẩn của chuột, không nên nuôi chuột, không ăn các thức ăn, đồ uống nghi ngờ có sự tiếp xúc của chuột.

Theo bác sĩ Đạt, khi bị chuột cắn, nạn nhân cần làm sạch vết thương bằng nước sát trùng, theo dõi vết thương. Nếu xuất hiện tình trạng nổi hạch, sốt, mưng mủ vết thương cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguy cơ mắc bệnh khi bị chuột cắn

Bệnh sốt do chuột cắn là bệnh do động vật truyền sang người, thông qua các vết cắn, vết cào của các con vật thuộc bộ gặm nhấm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar