21/09/2023 17:37 GMT+7

Cảng biển Việt Nam chậm chuyển đổi số, mới bắt đầu chuyển đổi xanh

Ngày 21-9, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đã tổ chức hội nghị thường niên tại TP Vũng Tàu. Các đại biểu khẳng định để hội nhập với quốc tế, phát triển bền vững, cảng biển Việt Nam phải đẩy nhanh chuyển đổi số, hình thành cảng xanh.

Một góc cảng biển Cái Mép - Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Một góc cảng biển Cái Mép - Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) cho biết hàng hóa, container thông qua cảng biển Việt Nam trong năm 2022 tăng 6-8% so với 2021. Mức tăng trưởng này chậm hơn so với trước. 

Còn sáu tháng đầu năm 2023, tổng lượng container qua cảng biển Việt Nam giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19

Ông Lê Công Minh - chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) - cho biết trong giai đoạn 5 năm trước đại dịch COVID-19 (2016-2020), hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng đều, với tỉ lệ bình quân hơn 10% mỗi năm. Cá biệt năm 2020 tăng đến 19%.

Nhưng sang năm 2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam giảm đến 9% so với năm trước. Đến năm 2022, sau đại dịch COVID-19, tình hình khai thác cảng biển Việt Nam có khả quan hơn, với mức tăng trưởng đạt từ 3% đến 5% so với 2021.

Tuy nhiên, sáu tháng đầu năm 2023, sản lượng container nhập và xuất tại cảng biển Việt Nam lại giảm 9% so với năm 2022. "Tình trạng này cho thấy sức đề kháng của nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp cảng biển nói riêng chưa được hồi phục hoàn toàn sau nhiều hậu quả của đại dịch", ông Minh nhận định.

Tàu chở hàng container qua Vũng Tàu để vào cảng biển Cái Mép - Thị Vải

Tàu chở hàng container qua Vũng Tàu để vào cảng biển Cái Mép - Thị Vải

Ngoài ra các đại biểu cũng chỉ ra rằng cảng biển Việt Nam còn nhiều hạn chế so với thế giới, khu vực. Đó là chưa có kết nối với trung tâm hàng hóa, hạ tầng giao thông xung quanh cảng biển nhỏ, hẹp, ùn ứ xe. Việc quy hoạch cũng có xu hướng chia nhỏ cảng biển làm mất lợi thế, số hóa chậm, thiếu đồng bộ, xanh hóa mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu… 

Đáng chú ý có đại biểu nói rằng luồng hàng hải rất quan trọng nhưng hiện đang bị ách tắc khâu đổ bùn nạo vét.

Số hóa và cảng xanh phải là tất yếu

Ông Nguyễn Văn Ban - phó tổng giám đốc cảng Đồng Nai - cho biết để giải quyết những hạn chế tồn tại trong chuỗi cung ứng cảng biển Việt Nam, trước hết phải tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển. 

"Đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng khi cấp phép, đầu tư xây dựng các cảng mới nhằm tránh rủi ro về dư thừa hạ tầng, cạnh tranh không cần thiết, phân tán nguồn lực dẫn đến tiềm năng không được tận dụng, tăng chi phí và rủi ro tài chính", ông Ban nói.

Các đại biểu khác kiến nghị đơn giản hóa quy trình hải quan và thủ tục xếp dỡ hàng hóa hơn nữa để giảm thời gian giao hàng. Cũng như khuyến khích và hỗ trợ áp dụng công nghệ và tiến bộ số hóa trong quản lý và vận hành cảng biển.

Ông Trần Khánh Hoàng - phó chủ tịch VPA - chỉ ra rằng số hóa và xanh hóa là hai điều kiện quan trọng, then chốt để cảng biển Việt Nam phát triển bền vững. Bởi việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cho tương lai. 

Theo ông Hoàng, hiện nay nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước có thể cung cấp các giải pháp số, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái logistics. Thời gian qua, tuy cảng biển tại Việt Nam được đẩy mạnh số hóa nhưng vẫn "còn rất nhiều thử thách phía trước".

cảng biển Việt Nam

Bốc xếp container tại cảng Cái Mép - Thị Vải - Ảnh: ĐÔNG HÀ

"Cảng xanh" là cảng phát triển dựa trên tiêu chí về tăng trưởng kinh tế xanh, và đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt từ tháng 10-2020. Nhưng đến nay "cảng xanh" chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu vì sau năm 2030 tiêu chí này mới được áp dụng bắt buộc tại Việt Nam.

Nhiều đại biểu khác cũng khẳng định xu hướng phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải, bảo vệ môi trường là tất yếu. Chuyển đổi số và tự động hóa là những xu hướng thúc đẩy quá trình xanh hóa, phát triển bền vững không chỉ của ngành logistics, cảng biển mà còn của cả nền kinh tế.
Việt Nam không cần có quá nhiều cảng biển

TTO - Việt Nam không cần thiết phải có quá nhiều cảng biển mà cần xem mỗi cảng biển có thể phát triển đến đâu, tập trung tối ưu hóa hệ thống cảng biển để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế các cảng biển quốc gia, quốc tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar