06/03/2025 11:12 GMT+7

Canada, Trung Quốc, Mexico ứng phó cuộc chiến thương mại ra sao?

Đứng trước các mức thuế khơi mào một cuộc chiến thương mại mới trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump, các nước như Canada và Trung Quốc có thể tận dụng bài học từ lần thương chiến trước.

Canada, Trung Quốc, Mexico ứng phó thương chiến - Ảnh 1.

Tàu container tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc vào hôm 4-3 - Ảnh: AFP

Nhiều kế sách 

"Nếu chiến tranh là điều mà Mỹ muốn, dù là chiến tranh thuế quan hay bất kỳ loại chiến tranh nào, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến cùng" - Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đăng tải trên X vào tối 4-3 (giờ Mỹ), nhấn mạnh sự sẵn sàng đối đầu của Bắc Kinh.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại cuộc họp báo ngày 4-3 thừa nhận mức thuế 25% của Mỹ sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Canada, nhưng ông Trump cũng sẽ phải nhận ra việc tăng thuế sẽ tác động tiêu cực đến cả đôi bên.

Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, 17% hàng xuất khẩu của Mỹ là sang Canada, trong khi hơn 75% hàng xuất khẩu của Canada là sang Mỹ.

Canada trước đây đã từng tham gia "cuộc chiến thuế quan" với Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Khi đó, ông Trump đã áp thuế 10% đối với nhôm của Canada và 25% đối với thép.

Ottawa đã trả đũa bằng cách áp thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như nước cam, rượu whisky và bourbon. Cuối cùng, cả hai đã đồng ý dỡ bỏ thuế quan chỉ trong một năm sau đó.

Ông Peter Clark, luật sư từng làm việc về chính sách thương mại tại Bộ Tài chính Canada, nhận định biện pháp đánh thuế có mục tiêu thường là cách tiếp cận đầu tiên và an toàn nhất. Bằng cách nhắm vào một số mặt hàng nhất định, Canada có thể đáp trả Mỹ mà không gây ảnh hưởng quá nhiều lên người dân.

Trung Quốc ngày 4-3 đã công bố đánh thuế nhập khẩu từ 10 - 15% đối với một số mặt hàng nông sản và thực phẩm từ Mỹ, trong đó có thịt gà, lúa mì, ngô, đậu nành.

Ông Alfredo Montufar-Helu, chuyên gia về Trung Quốc tại tổ chức Conference Board, nhận định thuế quan trả đũa của Bắc Kinh là "cách tiếp cận kiềm chế, có mục tiêu, nhằm gây tổn hại cho những ngành công nghiệp quan trọng đối với những người ủng hộ ông Trump".

Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, Bắc Kinh đã cắt giảm sự phụ thuộc vào hàng nông sản của Mỹ bằng cách thúc đẩy sản xuất trong nước và mua nhiều hơn từ các quốc gia như Brazil.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trước đây đã mở ra chiến lược "Trung Quốc +1", khi các doanh nghiệp chọn một quốc gia khác để mở rộng sản xuất nhằm tránh việc hàng hóa bị đánh thuế khi vào Mỹ.

Campuchia là ví dụ điển hình khi chiến tranh thương mại dẫn đến sự bùng nổ đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia này. Chính phủ Campuchia cho biết hơn một nửa số nhà máy trong nước hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư khoảng 9 tỉ USD.

Cuộc chiến thương mại còn dài

Thủ tướng Trudeau cho biết Chính phủ Canada đang có trao đổi với các tỉnh nhằm theo đuổi một số biện pháp phi thuế quan nếu việc đánh thuế lên hàng hóa Canada không kết thúc.

Ông Doug Ford, thủ hiến tỉnh Ontario, cũng đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp năng lượng cho Mỹ để đáp trả thuế quan. "Nếu họ muốn cố gắng hủy diệt Ontario, tôi sẽ làm mọi thứ, bao gồm cả việc cắt nguồn năng lượng của họ với một nụ cười trên môi", ông Ford phát biểu trước báo giới.

Đối với Mexico, Tổng thống Claudia Sheinbaum cho biết nước này sẽ công bố danh sách các mặt hàng Mỹ bị áp thuế trả đũa vào ngày 9-3 tới. Động thái trì hoãn của bà Sheinbaum cho thấy Mexico đang hy vọng sẽ giảm leo thang trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bà Sheinbaum cũng cho biết bà có kế hoạch thảo luận với ông Trump trong tuần này.

Trung Quốc giữ mục tiêu tăng trưởng 5%

Kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XIV của Trung Quốc khai mạc ngày 5-3 tại Bắc Kinh. Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Lý Cường trình bày báo cáo, trong đó Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm 2025, tương đương năm 2024. Các chuyên gia đánh giá đây là mục tiêu tham vọng.

Ông Lý cảnh báo "môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp" có thể tác động lớn đến Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, khoa học và công nghệ, và "những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn8.

Năm 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lạm phát về 2%, tạo hơn 12 triệu việc làm mới ở thành thị, tỉ lệ thâm hụt trên GDP khoảng 4%. Bắc Kinh cam kết biến nhu cầu trong nước thành động lực kinh tế chính khi cuộc chiến thương mại với Mỹ đang ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thủ tướng Lý Cường cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ kiên quyết phản đối các hoạt động ly khai nhằm giành độc lập cho Đài Loan để thúc đẩy quan hệ hòa bình xuyên eo biển. Bắc Kinh thông báo duy trì mức chi tiêu quốc phòng 7,2% trong năm 2025.

Ứng phó với thương chiến: Tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro

Diễn biến của cuộc chiến thương mại ngày càng gay gắt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu công bố chính sách áp thuế với một số nước, đặc biệt là việc áp thuế đối với nhôm và thép.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay, đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar