16/03/2025 09:44 GMT+7

Canada, Panama, Greenland quyết bảo vệ chủ quyền

Panama, Greenland và Canada tỏ ra quyết tâm bảo vệ chủ quyền hơn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục phát tín hiệu về ý định mở rộng thêm lãnh thổ nước Mỹ.

Canada, Panama, Greenland quyết bảo vệ chủ quyền - Ảnh 1.

Khảo sát tỉ lệ cử tri Mỹ ủng hộ/phản đối việc Mỹ sở hữu kênh đào Panama, Greenland, Canada và Dải Gaza. Khảo sát được tổ chức Data for Progress tiến hành từ ngày 8 đến 9-2-2025 với 1.201 cử tri tiềm năng trên toàn nước Mỹ. Khảo sát thu thập câu trả lời trực tuyến - nguồn: DATA FOr PROGRESS - nội dung: NGHI VŨ - Trình bày: N.KH.

Hôm 13-3, ông Trump lại một lần nữa nhấn mạnh việc Canada nên sáp nhập vào Mỹ khi tiếp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Nhà Trắng. "Canada chỉ hoạt động như một bang. Với tư cách là một bang, nó sẽ là một trong những bang vĩ đại nhất", Hãng tin U.S News dẫn lời ông Trump.

Ông Trump sẽ không dừng lại

Theo U.S News, kể từ khi nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, ông Trump đã tập trung vào việc mở rộng lãnh thổ Mỹ một cách quy mô và mang tính chiến lược lớn nhất kể từ thời cựu tổng thống James K. Polk.

Là tổng thống thứ 11 của Mỹ, ông James K. Polk (1795 - 1849) đã giúp nước Mỹ tăng gấp đôi diện tích thông qua các cuộc đàm phán và xung đột, như Chiến tranh Mexico - Mỹ (1846 - 1848).

Gần 200 năm sau, ông Trump nhiều lần thể hiện công khai ý định sẽ mở rộng cả về sức ảnh hưởng và lãnh thổ của Mỹ, khi ông liên tục nhắc đến việc sẽ sáp nhập Canada, sở hữu kênh đào Panama và Greenland, cũng như sẽ tiếp quản Dải Gaza.

Đối với Greenland, ông Trump thể hiện sự quyết tâm sáp nhập hòn đảo này khi phát biểu hồi đầu tháng trước Quốc hội Mỹ rằng: "Bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ có được nó".

Với Gaza, vị tổng thống với xuất thân là một doanh nhân này nêu ý tưởng Washington nên tiếp quản dải đất, và xây dựng lại theo phong cách của một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Địa Trung Hải.

Ông nói sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế nhằm giành quyền kiểm soát Canada, và gần đây nhất là không loại trừ việc gửi quân đội đến Panama và Greenland.

Ngày 13-3, Đài NBC News dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc lập kế hoạch tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Panama, với phương án ít tiềm năng nhất được đưa ra là lực lượng Mỹ sẽ chiếm kênh đào Panama bằng vũ lực.

Trong cuộc họp báo vừa qua với Tổng thư ký NATO Mark Rutte, ông Trump khẳng định mạnh mẽ "tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra", khi được hỏi về khả năng Mỹ sẽ tiếp quản Greenland. Ông cũng không ngần ngại bày tỏ ý định này với ông Rutte: "Mark, chúng ta cần điều đó cho an ninh quốc tế".

Canada, Panama, Greenland quyết bảo vệ chủ quyền - Ảnh 2.

Người biểu tình tập trung trước lãnh sự quán Mỹ tại Nuuk, Greenland, họ giơ cao khẩu hiệu "We are not for sale" (Chúng tôi không phải để bán) vào ngày 15-3 - Ảnh: REUTERS

Các nước cần đoàn kết

Trong động thái đáp trả, các lãnh đạo của cả năm đảng trong Quốc hội Greenland ngày 14-3 đã đưa ra một tuyên bố chung hiếm hoi nhằm chỉ trích những lời đe dọa mới nhất của ông Trump về việc Mỹ sẽ sở hữu hòn đảo tại Bắc Cực này.

Lãnh đạo các đảng của Greenland phản pháo, gọi hành động đe dọa của ông Trump là "không thể chấp nhận được".

Greenland vừa trải qua một cuộc bầu cử và đang trong giai đoạn của các cuộc đàm phán liên minh để thành lập một chính phủ mới. Trong bối cảnh đó, báo Politico nhận định dù có chính quyền mới, lập trường phản đối việc sáp nhập vào Mỹ của hòn đảo này sẽ khó bị thay đổi.

Tân thủ tướng Canada Mark Carney trong bài phát biểu nhậm chức cũng trong ngày 14-3 đã nhắc lại quan điểm của người tiền nhiệm Justin Trudeau, khẳng định Canada sẽ không bao giờ, với bất kỳ hình thức nào, trở thành một phần của Mỹ.

Ottawa đang trong cuộc thương chiến với Washington khi đưa ra mức thuế đối ứng đối với nhôm và thép của Washington, sau khi ông Trump áp đặt mức thuế 25% đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ.

Làn sóng tẩy chay hàng Mỹ cũng đang được phát động tại Canada, trong bối cảnh Mỹ áp thuế quan cao lên hàng hóa nhập khẩu từ nước này, cùng việc ông Trump liên tục đề cập Canada nên trở thành một bang của Mỹ và gọi ông Trudeau là "thống đốc".

Trong trường hợp của kênh đào Panama, báo The Economist nhận định chiến lược tiếp cận với thiện chí hòa giải của Tổng thống Panama José Raúl Mulino với ông Trump dường như đang không hiệu quả. Panama được cho là đã nhượng bộ, nhưng vẫn không cản được ý định lấy lại kênh đào của tổng thống Mỹ.

Với vấn đề lớn nhất là sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Panama, chính quyền Tổng thống Mulino ngay sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hồi tháng 2 cho biết họ sẽ rút khỏi Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Bắc Kinh.

Trong khi động thái này là chưa đủ đối với Washington, Panama kỳ vọng thỏa thuận về việc Tập đoàn BlackRock (Mỹ) mua lại 90% cổ phần đối với hai cảng do Công ty CK Hutchison (trụ sở tại Hong Kong) sở hữu ở cả hai đầu kênh đào Panama sẽ giúp làm giảm căng thẳng với chính quyền ông Trump.

Chuyên gia trong nước nhận định tổng thống Panama có thể cần phải thay đổi chiến thuật. Trong đó ông Rodrigo Noriega, một luật sư và nhà phân tích chính trị người Panama, cho rằng ông Mulino nên có cách xử lý giống Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum.

Ông Noriega nhận xét bà Sheinbaum đã làm việc một cách công khai nhất có thể với tổng thống Mỹ, khi bà đàm phán qua điện đàm với ông Trump và nhanh chóng thông báo về những gì hai bên đã thảo luận.

Bên cạnh đó, Panama cũng có thể thể hiện tinh thần đoàn kết với các bên đang cùng bất bình với ông Trump như Canada và Mexico... để tạo được một mặt trận thống nhất nhằm phản bác lại các tuyên bố từ Washington.

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích CK Hutchison

Ngày 14-3, Đài CNN đưa tin truyền thông Trung Quốc đang chỉ trích đề xuất bán các cảng ở kênh đào Panama của CK Hutchison cho Tập đoàn BlackRock của Mỹ là "hèn nhát" và "phản bội" người dân Trung Quốc.

Bài bình luận phản đối thương vụ này được đăng tải trên Đại Công Báo (Ta Kung Pao) ở Hong Kong và được Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macau của Trung Quốc đăng tải lại. Trước sự việc này, giá cổ phiếu của CK Hutchison hôm 14-3 giảm mạnh hơn 6%.

Đây được cho là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang quan ngại thỏa thuận giữa BlackRock và CK Hutchison sẽ không được thông qua, khi nó vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh.

Điều gì khiến ông Trump liên tục đòi sáp nhập Canada vào Mỹ?

Việc ông Trump muốn Canada trở thành bang thứ 51 của Mỹ có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu 'làm nước Mỹ vĩ đại trở lại'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar