22/07/2025 21:24 GMT+7

Cần xem 5G là hạ tầng chiến lược cho AI

Nhiều mô hình được triển khai thành công tại một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Singapore... cho thấy tác động to lớn đối với nền kinh tế khi kết hợp 5G và AI.

Cần xem 5G là hạ tầng chiến lược cho AI - Ảnh 1.

GS Vũ Minh Khương tại buổi công bố - Ảnh: LKYSPP

GS Vũ Minh Khương đến từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (LKYSPP) chia sẻ góc nhìn chính sách về 5G tại buổi công bố báo cáo "Tận dụng 5G để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi do AI dẫn dắt tại ASEAN" chiều 22-7 ở Singapore. 

Bản thiết kế chính sách cho 5G và AI

Báo cáo 148 trang là kết quả của các khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu với hơn 400 chuyên gia tại 8 quốc gia thành viên ASEAN do GS Vũ Minh Khương chủ biên, đã chỉ rõ công nghệ 5G một mình có thể đóng góp tới 130 tỉ USD cho kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030.

Tuy nhiên, hiện nay mức độ triển khai 5G giữa các quốc gia ASEAN vẫn còn rất chênh lệch, từ hơn 48% tại Singapore đến dưới 1% ở một số nước thành viên khác. Nếu không thu hẹp khoảng cách này, ASEAN có thể bị tụt hậu trong cuộc đua chuyển đổi số toàn cầu.

"5G và AI chính là hạ tầng cho đổi mới sáng tạo, là nền tảng cho các ngành sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác và giao thông tự hành. Nhưng ASEAN không thể chần chừ. Cánh cửa cho vai trò dẫn đầu đang nhanh chóng khép lại", GS Vũ Minh Khương nhấn mạnh. 

Ông cho biết báo cáo vì thế là một "bản thiết kế chính sách" giúp các nước định hướng chiến lược tích hợp 5G và AI một cách đồng bộ và hiệu quả.

Theo đó, ASEAN đang đứng trước một thời điểm mang tính quyết định trong cuộc đua chuyển đổi số toàn cầu, khi việc triển khai và ứng dụng 5G trở thành điều kiện tiên quyết để khai mở tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) và nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực.

"5G không chỉ là công nghệ kết nối, mà là hạ tầng cho tăng trưởng bền vững và bao trùm", GS Khương nhấn mạnh. Vì thế, ASEAN cần có hành động dứt khoát trong 5 năm tới để đẩy nhanh tốc độ triển khai 5G, nếu không các nước ASEAN sẽ bị tụt lại so với các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc. 

Dự báo đến năm 2030, tỉ lệ phủ sóng 5G của ASEAN chỉ đạt khoảng 42%, so với 79% của Ấn Độ, một khoảng cách có thể làm suy giảm vai trò chiến lược của khu vực trong nền kinh tế số toàn cầu.

Hành động chậm sẽ tụt hậu

Bên cạnh đó, giáo sư Vũ Minh Khương chỉ ra rằng sự kết hợp giữa 5G và AI tạo nên hiệu ứng cộng hưởng đặc biệt mạnh mẽ, có khả năng thúc đẩy chuyển đổi trong các lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp, y tế, giáo dục và logistics. 

Để tận dụng hiệu quả tiềm năng này, các quốc gia cần dịch chuyển tư duy chiến lược theo ba hướng chính: từ "kết nối" sang "tạo giá trị", từ "nội dung số" sang "giải pháp số", và từ "tài sản riêng lẻ" sang "tư duy hệ sinh thái".

Phân tích về nguyên nhân khiến tiến độ triển khai 5G tại ASEAN còn chậm, giáo sư Khương cho rằng nhiều nước trong khu vực đang theo đuổi chiến lược "người theo sau thông minh" (smart follower), tức chờ giá thiết bị giảm và công nghệ chín muồi để triển khai. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu đi kèm với những nỗ lực mạnh mẽ trong xây dựng nền tảng số và kỹ năng số.

Để vượt qua những thách thức hiện tại, việc xây dựng một chiến lược chung cấp khu vực và ban hành các chính sách điều phối linh hoạt là rất quan trọng, trong đó có việc thành lập cơ quan chuyên trách, ban hành chính sách tần số phù hợp, phát triển KPI để giám sát tiến độ, tăng cường năng lực cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và phát triển hệ sinh thái 5G - AI toàn diện.

"Cơ hội cho ASEAN không còn kéo dài mãi mãi. Hành động chậm là tụt lại. Cần một cách tiếp cận chiến lược, phối hợp khu vực và tận dụng sức mạnh tổng hợp nếu chúng ta muốn chuyển mình thành khu vực dẫn đầu trong kết nối thông minh", giáo sư Vũ Minh Khương kết luận.

Theo LKYSPP, doanh nghiệp cần đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy tác động kinh tế của 5G. Một số mô hình điển hình đã xuất hiện trong khu vực: Singapore ứng dụng 5G vào cảng thông minh giúp giảm độ trễ tới 50%; Thái Lan tích hợp AI vào hệ thống cảnh báo thiên tai; Malaysia đẩy mạnh chia sẻ hạ tầng viễn thông, đạt tỉ lệ phủ sóng dân số 82%.

Nhìn về tương lai, nghiên cứu vẽ ra một viễn cảnh nơi ASEAN có thể dẫn đầu trong kỷ nguyên 5G kết hợp AI doanh nghiệp xuất khẩu công nghệ thông minh, nông dân tối ưu hóa năng suất nhờ AI, học sinh vùng sâu tiếp cận giáo dục tiên tiến.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa viễn cảnh này, khu vực cần sự phối hợp chiến lược, cam kết dài hạn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo.

Năm 2025: 5G sẽ chiếm hơn 50% tổng lượng dữ liệu toàn cầu

5G sẽ chiếm hơn 50% tổng lượng dữ liệu toàn cầu vào năm 2025 - Đó là nhận định của Công ty Nghiên cứu Omdia được đưa ra tại sự kiện 5G Day, do Viettel tổ chức ngày 17-12 tại TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam, tỉnh sẽ gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư để giải quyết các kiến nghị và công khai, cam kết tiến độ xử lý đảm bảo minh bạch, hiệu quả, thực chất.

Khánh Hòa cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Tập đoàn Sumitomo muốn dự án TP thông minh Bắc Hà Nội thành biểu tượng Việt Nam - Nhật Bản

Chiều 22-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yukihito Honda, tổng giám đốc điều hành khối Phát triển Đô thị Đa dạng của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).

Tập đoàn Sumitomo muốn dự án TP thông minh Bắc Hà Nội thành biểu tượng Việt Nam - Nhật Bản

Giá hồ tiêu nội địa giảm nhẹ, giá thế giới diễn biến trái chiều

Giá hồ tiêu nội địa hôm nay quay đầu giảm, trong khi giá thế giới tăng giảm trái chiều. Giá hồ tiêu nhiều tháng qua tăng giảm xen kẽ nhưng nhìn chung vẫn không có biến động lớn và chưa bật tăng như nhận định của nhiều doanh nghiệp.

Giá hồ tiêu nội địa giảm nhẹ, giá thế giới diễn biến trái chiều

Nâng công suất sân bay Gia Bình lên 50 triệu hành khách/năm

Sân bay Gia Bình, Bắc Ninh được điều chỉnh quy hoạch nâng công suất lên khoảng 30 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030 và khoảng 50 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.

Nâng công suất sân bay Gia Bình lên 50 triệu hành khách/năm

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo 6 nhóm giải pháp chiến lược để ngành cao su bứt phá

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu lần thứ X (nhiệm kỳ 2025-2030) của Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG).

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo 6 nhóm giải pháp chiến lược để ngành cao su bứt phá

Những dấu ấn từ chiến dịch 'Kỳ nghỉ hồng' của Saigon Co.op

Chiến dịch "Kỳ nghỉ hồng" năm 2025 do Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ với nhiều công trình, phần việc thiết thực.

Những dấu ấn từ chiến dịch 'Kỳ nghỉ hồng' của Saigon Co.op
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar