18/09/2015 17:18 GMT+7

Thuốc tỉ đô bị phanh phui tiếp thị không trung thực

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Báo New York Times vừa có bài viết phản ánh những chiêu trò tiếp thị không trung thực loại thuốc được mệnh danh là “thuốc tỉ đô” Risperdal của hãng dược phẩm Johnson & Johnson.

Ông Alex Gorsky, CEO của tập đoàn Johnson & Johnson - Ảnh: Reuters

Risperdal là thuốc trị rối loạn thần kinh của Johnson & Johnson có nhiều hiệu quả thực tiễn, nhưng cũng đi kèm các tác dụng phụ không tốt, đáng kể nhất là nguy cơ gây đột quỵ ở người lớn tuổi và chứng to vú ở nam thanh niên.

Năm 1994, Johnson & Johnson tung ra Risperdal dùng làm thuốc mới thay cho loại đã hết bản quyền trước đó.

Tuy nhiên Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng nó không thật sự tốt hơn loại trước, và cũng chỉ có hiệu quả điều trị chủ yếu với chứng tâm thần phân liệt ở người trưởng thành.

Vì vậy Johnson & Johnson đã cải biến thuốc Risperdal thành loại có thể điều trị nhiều chứng bệnh hơn, hướng tới mọi đối tượng người dùng, từ những người lớn tuổi mắc chứng mất trí nhớ, tới những trẻ em bị tự kỷ.

Tiếp đó, Johnson & Johnson lại tiếp cận công ty Omnicare chuyên cung cấp dịch vụ dược phẩm cho các nhà dưỡng lão. Hai bên đã ký kết hợp đồng để bác sĩ của Omnicare kê đơn Risperdal và lợi nhuận từ việc bán thuốc sẽ được chia sẻ với Omnicare (một dạng lại quả!).

Cùng thời gian đó, Johnson & Johnson lại tiếp tục lấn sang thị trường cấm khác: trẻ em. Công ty này bắt đầu phân phối thuốc tới các bác sỹ nhi khoa. Và như vậy, cho tới năm 2000, hơn 1/5 lượng thuốc Risperdal của công ty này đã được dùng cho trẻ em và người trưởng thành.

Tuy nhiên tài liệu nội bộ của J&J đã trích dẫn kết quả nghiên cứu cho thấy Risperdal gây tỉ lệ 5,5% nam thanh niên dùng thuốc bị chứng to vú. Tuy nhiên Johnson & Johnson đã khỏa lấp kết quả.

Theo New York Times, phía công ty Johnson & Johnson và cá nhân ông Gorsky đều từ chối trả lời những thắc mắc liên quan tới những tố cáo của truyền thông về thuốc Risperdal.

Ước tính Johnson & Johnson có thể đã phải thanh toán tổng cộng 6 tỉ USD vì những sai phạm, nhưng lợi nhuận họ thu về từ thuốc Risperdal là 18 tỉ USD từ doanh thu 20 tỉ USD ở thị trường nội địa và 10 tỉ USD ở thị trường nước ngoài. 

Theo trích dẫn của New York Times, tháng 11-2013, Johnson & Johnson đã bị phạt và phải đền bù 2,2 tỉ USD do không cảnh báo đầy đủ thông tin về thuốc với khách hàng.

Mới đây, vào tháng 2-1015, Johnson & Johnson phải đền bù 2,5 triệu USD cho một thanh niên ở bang Alabama, Hoa Kỳ. 

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar