15/04/2019 10:40 GMT+7

Cẩn trọng với một số thực phẩm dễ gây tắc ruột

L.ANH
L.ANH

TTO - Không ít người sau khi ăn măng khô, hồng ngâm, ổi, bắp, rau muống, mít... và mới đây là tinh bột nghệ có những biểu hiện như đau bụng, nôn, chướng, sờ thấy khối cứng trong bụng và nghi ngờ có khối u.

Cẩn trọng với một số thực phẩm dễ gây tắc ruột - Ảnh 1.

100gr măng bị kẹt trong dạ dày bệnh nhân, vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội gắp ra - Ảnh: L.ANH

Nhưng khi đến bệnh viện mới tá hỏa vì thấy "thủ phạm" chính là thức ăn, các loại trái cây vừa sử dụng.

Măng quyện thành cục

Gần đây, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội tiếp nhận một nam bệnh nhân 59 tuổi, nhập viện với các biểu hiện đầy bụng, ăn uống khó tiêu, đau âm ỉ và nóng rát vùng thượng vị... 

Các bác sĩ xác định bệnh nhân này bị tắc ruột và nội soi gắp bã thức ăn ra khỏi dạ dày cho bệnh nhân. Sau 1 giờ 30 phút, các bác sĩ lấy ra được khoảng 100gr măng quyện thành cục trong dạ dày bệnh nhân, không thể cắt nhỏ để khối này đi xuống ruột mà phải gắp từng mảnh nhỏ măng ra ngoài.

Đây là một trong hai ca bệnh tắc ruột do thức ăn xảy ra gần đây. Hôm 10-4, một phòng khám ở tỉnh Yên Bái cũng ghi nhận nữ bệnh nhân 76 tuổi có khối bã thức ăn màu vàng, kích thước 3x4cm cứng chắc trong dạ dày. 

Hỏi tiền sử được biết bệnh nhân nghe nói bột nghệ có tác dụng tốt cho sức khỏe, nên gần đây thường xuyên dùng tinh bột nghệ nấu canh ăn hằng ngày. 

Tinh bột nghệ vào dạ dày, quyện với chất xơ có trong thức ăn đã tạo nên một khối bã kết dính, gây đau bụng, tổn thương dạ dày người bệnh.

Khuyến cáo những thức ăn dễ gây tắc ruột

Bác sĩ Vũ Huy Hiền, trưởng khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho hay khối bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tanin, như hồng ngâm, xoài xanh, ổi, và các thức ăn có nhiều chất xơ như măng, rau muống, cam, bưởi, quýt, mít, bắp. 

Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, bởi nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhiều nhựa dễ bị kết tủa, làm dính các sợi xơ thực vật, dễ tạo thành khối bã rắn chắc. 

Ngoài ra, thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc ruột do bã thức ăn. 

Vì vậy, nguyên tắc khi sử dụng các loại thực phẩm dễ gây chứng tắc ruột là cần ăn ổi, hồng ngâm khi đã no, không sử dụng khi đói. 

Món măng cần nấu kỹ, nhừ, nhai kỹ khi ăn. Việc uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày), tăng cường vận động giúp ruột được lưu thông tốt hơn cũng là biện pháp hữu hiệu.

Bác sĩ Hiền cũng cho rằng tắc ruột do thức ăn là một cấp cứu ngoại khoa khá thường gặp, và loại thường gặp nhất là khối bã thức ăn thực vật. 

Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân và có thể dẫn tới cả tử vong.

TTO - Bệnh nhân 59 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội phải vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang do đầy bụng, ăn uống khó tiêu, đau âm ỉ vùng thượng vị... Lý do dẫn đến hàng loạt triệu chứng này là... một lạng măng khô ở trong ruột bệnh nhân.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar