03/11/2022 16:32 GMT+7

Cần Thơ ngập nặng: Đồ án quy hoạch phát triển đô thị phải tính yếu tố cốt nền

CHÍ QUỐC
CHÍ QUỐC

TTO - Từ thực tế ngập nặng ở Cần Thơ trong 2 đợt triều cường vừa qua, nhiều ý kiến đã đề xuất giải pháp “sống chung với ngập” trong thời gian tới.

Cần Thơ ngập nặng: Đồ án quy hoạch phát triển đô thị phải tính yếu tố cốt nền - Ảnh 1.

Đường Võ Văn Kiệt (quận Ninh Kiều) ngập nặng do triều cường trong những ngày cuối tháng 10-2022 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 3-11, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) phối hợp tổ chức phi chính phủ Friderich Việt Nam (FNF) và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ tổ chức hội thảo "Phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu".

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tại - viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng TP Cần Thơ) - cho biết vừa qua do triều cường xảy ra cùng lúc với đỉnh lũ trên sông Mekong đã dẫn tới mực nước cao nhất đo được trên sông Hậu (2,27m) vượt qua cột mốc lịch sử năm 2019 là 2,25m, gây ngập nặng ở TP Cần Thơ.

Ông Tại cho rằng thực tế này dẫn tới công tác thực hiện đồ án quy hoạch phát triển đô thị cũng phải tính tới yếu tố cốt nền. "Trong quy hoạch đô thị hiện nay, TP có cao độ nền thoát nước mặt, trong đó có định hướng cho các khu vực. Như khu vực trung tâm Ninh Kiều và một phần quận Bình Thủy có dự án của Ban Quản lý ODA với các đê bao, cống ngăn triều, cốt nền không cần tôn cao, ảnh hưởng tới môi trường và nguồn lực xã hội. Các khu vực còn lại phải tính tới câu chuyện thoát lũ và xây dựng", ông Tại thông tin

Ông Võ Minh Cảnh - phó viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ - cho rằng hiện nay vấn đề ngập lụt đô thị có nhiều nguyên nhân như triều cường, hệ thống cống thoát nước chưa đồng bộ, mưa và đã xảy ra ngập có cả 3 nguyên nhân này.

"Chúng ta có nhiều dự án, trong đó dự án nâng cấp đô thị vừa rồi xây dựng cống ngăn triều, đê bao, nhưng chưa đồng bộ, vì vậy cần  thực hiện đồng bộ các giải pháp. Vấn đề trọng tâm nữa là ngập gây ảnh hưởng thì phải có giải pháp điều tiết giao thông và cảnh báo như thế nào cho người dân", ông Cảnh đề xuất.

Theo ông Cảnh, ngập ở Cần Thơ thường xảy ra vào mùa nước nổi (tháng 9, 10 và 11), thời gian ngập chỉ vài giờ, chứ không phải ngập suốt. Tổng cả năm TP ngập khoảng 40-50 giờ, vì vậy cần sử dụng hệ thống thông minh cảnh báo thời gian ngập, tuyến đường ngập; nghiên cứu điều chỉnh giờ học sinh đi học, cảnh báo giao thông… để giảm thiểu nhiều nhất các tác động ngập lụt đô thị.  

PGS.TS Lê Anh Tuấn (Trường đại học Cần Thơ) cũng cho rằng dòng chảy ngập lụt vào đô thị biến đổi rất bất thường vì luồn lách qua các khu phố khác nhau, có chỗ ngập sâu, ngập cạn nên việc cảnh báo như hiện nay không sát thực tế lắm.

Do đó nên tận dụng mạng lưới cộng tác viên để thông báo tại chỗ mà họ đứng vị trí ngập để thông tin qua các phương tiện như đài FM, mạng xã hội Zalo… "Cần tạo ra mạng lưới những người cộng tác. Như ở miền Trung nước ngập rất nhanh, chỉ có mạng lưới những người cộng tác như vậy thì làm hiệu quả hơn", ông Tuấn nói.

Ứng phó đợt triều cường mới, nhiều trường ở Cần Thơ cho học sinh học trực tuyến

TTO - Sáng 25-10, mực nước triều cường đo được trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ là 2,13m (vượt báo động 3), nhiều tuyến đường trung tâm thành phố thuộc quận Ninh Kiều, Bình Thủy đã bắt đầu ngập sâu, gây khó khăn cho việc lưu thông.

CHÍ QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Có cán bộ nói với tôi, con đường phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch".

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Một nụ cười, một lời chào, một sự thân thiện đâu có quá khó. Hà cớ gì phải 'tiết kiệm' với khách?

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, quy định chi tiết "được làm gì, không được làm gì", thiếu linh hoạt.

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Trong lúc đi trên đường liên thôn, người dân phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi nặng 3,4kg còn nguyên dây rốn.

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện

Thực tế quy trình in và cấp phát phôi, ấn chỉ vật lý như trên tồn tại nhiều hạn chế như chi phí in ấn và phân phối cao.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar