19/03/2015 10:39 GMT+7

​Cẩn thận để tránh ngạt khí

LÊ THANH HÀ
LÊ THANH HÀ

TT - Theo các bác sĩ, chuyện ngạt khí không chỉ xảy ra ở tầng hầm nhà cao tầng mà có thể tại gia đình, nhà hàng, nơi làm việc, trên xe hơi, kể cả cống, giếng, bồn chứa...

Tầng hầm giữ xe của một cao ốc tại TP.HCM tuy được trang bị nhiều quạt thông hơi cỡ lớn nhưng không khí lúc nào cũng hầm hập - Ảnh: Thuận Thắng

Ðó là cảnh báo của các chuyên gia y tế sau vụ nhiều người bị ngất xỉu do ngạt khí ở siêu thị Big C tại tòa nhà The Garden, Hà Nội.

Tầng hầm dễ tích tụ khí độc

TS.BS Huỳnh Tấn Tiến - giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.HCM - khuyến cáo do khí CO2 nặng hơn không khí nên ở tầng hầm cao ốc văn phòng, chung cư, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn... thường có nhiều khí CO2 tích tụ, nhất là lúc cao điểm có nhiều người đến gửi xe, chạy xe.

Từ sự cố ở Big C, Hà Nội, cơ quan chức năng cần kiểm tra lại thiết kế tầng hầm ở các tòa nhà cao tầng; khuyến cáo các đơn vị quản lý, sở hữu tòa nhà, tầng hầm phải chú ý đến vấn đề thông thoáng khí tầng hầm bằng việc thiết kế có nhiều cửa thông khí để có chỗ thoát khí độc ra ngoài môi trường; lắp đặt hệ thống thông khí cũng như có hệ thống quạt thổi gió...

Theo các bác sĩ, khi hít quá nhiều khí CO2 nạn nhân cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi, khó thở do thiếu oxy và nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, không thể chạy ra ngoài và không có thời gian để phản kháng.

Trường hợp ở trong phòng kín có chạy máy phát điện, nạn nhân còn có thể tử vong do ngạt khí CO. Khi bị ngạt khí CO, nạn nhân cũng không thể phản xạ gần giống như ngạt khí CO2.

Với người dân, khi gặp sự cố có người ngất xỉu vì ngạt khí thải ở tầng hầm, tốt nhất là bình tĩnh nhanh chóng lui ra, tìm chỗ trống, thông thoáng và thông báo ngay cho người có trách nhiệm để hỗ trợ.

Trường hợp có người ngất xỉu ở tầng hầm mà môi trường nơi đó nguy hiểm do có nhiều khí độc thì người vào cấp cứu phải đeo mặt nạ chống khí độc, nếu không người vào cứu nạn nhân cũng bị ngất xỉu do ngạt khí, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp môi trường xảy ra sự cố ngạt khí không quá nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa quạt thổi gió vào để làm loãng khí độc và chuyển nạn nhân ra ngoài cấp cứu và cho thở oxy ngay.

Khi có người bị ngạt, việc cấp cứu ngay tại chỗ rất quan trọng. Nạn nhân phải được xoa bóp tim ngay và hà hơi thổi ngạt.

Tốt nhất ở những cao ốc có tầng hầm nhiều người ra vào, cần trang bị sẵn một số mặt nạ chống độc, luôn có đội sơ cấp cứu để khi gặp sự cố sẽ có ngay người sơ cứu nạn nhân. Ngoài ra còn phải đo kiểm môi trường định kỳ để đảm bảo an toàn.

Cần lưu ý nếu môi trường tầng hầm không đảm bảo an toàn, thiếu oxy, nhiều CO2 thì những người lao động thường xuyên phải làm việc ở tầng hầm sẽ bị thiếu oxy. Lâu ngày những nhân viên làm việc ở môi trường thiếu oxy sẽ từ từ bị bệnh thiếu máu mãn tính với biểu hiện da xanh xao.

Nhiều nguy cơ ngạt khí

Trong khi đó bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - cho biết nguy cơ ngạt khí luôn rình rập người dân, người lao động ở bất cứ nơi đâu. Các giếng sâu hoặc hầm chứa trên boong tàu, thuyền, sà lan... lâu ngày không sử dụng thường tích tụ nhiều loại khí độc.

Ở những nơi này khí độc thường nặng hơn oxy nên chìm phía dưới, còn nồng độ oxy rất thấp, chỉ 10-12%, trong khi nồng độ CO2 lại rất cao. Do vậy, ai đó chỉ cần thò đầu xuống là bị ngạt. Ðặc biệt ở các hệ thống cống sâu, hầm xử lý nước thải chất độc càng nhiều.

Theo bác sĩ Xuân Mai, để tránh bị ngạt khí khi vào giếng sâu, hầm sâu, thùng sâu, hầm chứa, thùng chứa kín lâu ngày... phải mở toang nắp, đeo mặt nạ dưỡng khí mới được xuống. Với người dân không có mặt nạ cũng phải mở rộng nắp cho thoáng, có máy thổi dưỡng khí (oxy) xuống hầm, hố, cống, giếng để pha loãng khí độc và đẩy khí độc lên, khi không khí trở lại bình thường mới được xuống làm việc.

Tốt nhất trước khi chui xuống hầm kín, cống, giếng, bồn chứa... nên thả xuống bó đuốc, nến để kiểm tra. Nếu lửa tắt chứng tỏ ở đó thiếu oxy, rất nguy hiểm vì có nhiều khí độc, không nên xuống.

Cần chú ý khi có người xuống cống, giếng, hầm... làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới.

Người xuống phải đeo dây bảo hiểm ở lưng, kết nối với dây an toàn của người ở trên. Nên có quy ước theo dõi sự an toàn, chẳng hạn nếu giật dây liên tục là phải nhanh chóng kéo người ở dưới lên ngay. Cần lưu ý việc chui xuống cứu người bị ngạt mà không có phương tiện bảo hộ có thể làm người ứng cứu chết theo.

Nhiều cái chết thương tâm

Những năm qua đã xảy ra nhiều trường hợp người bị nạn và người cứu cùng tử vong vì ngạt khí độc. Đơn cử:

- Cuối tháng 6-2005 tại tỉnh Khánh Hòa xảy ra vụ tai nạn khiến cả bốn người (cha, con anh N.X.Q. và hai người hàng xóm đến cứu) bị chết ngạt dưới giếng chỉ trong vài phút.

-Tháng 11-2006, hai công nhân là anh Đ.N.T. (26 tuổi, Long An) và ông N.V.P. (40 tuổi, Tiền Giang) bị ngạt khí khi chui xuống hầm xử lý nước thải của một nhà hàng ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Khi được cứu lên cả hai đều hôn mê vì ngạt, nhưng anh Đ.N.T. đã không qua khỏi.

-Tháng 2-2009, anh Đ.H.V. (sinh năm 1993, Bình Định) bị chết ngạt do chui vào ống cống bắt cá.

- Có người bị chết ngạt khi ngủ trên ôtô và đóng kín cửa kính như trường hợp anh Đ.V.M. (sinh 1975, Hà Nam, tài xế taxi) hồi tháng 1-2013.

- Tháng 9-2013, tại Đồng Tháp cũng xảy ra vụ tai nạn làm sáu công nhân của một nhà máy tinh luyện dầu cá tử vong vì ngạt khí độc khi xuống bồn chứa lấy mẫu dầu cá và ứng cứu người bị nạn.

- Mới nhất là tháng 9-2014 vừa qua có đến tám thanh niên bị chết ngạt trong quán karaoke tại Quảng Ninh do ngạt khí CO khi sử dụng máy phát điện trong phòng kín.

LÊ THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM bắt đầu phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh mạn tính theo đơn hơn 30 ngày

Những ngày đầu triển khai cấp phát thuốc bệnh mạn tính đến 3 tháng/lần theo thông tư mới của Bộ Y tế, cả người bệnh và bệnh viện đều vui mừng.

TP.HCM bắt đầu phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh mạn tính theo đơn hơn 30 ngày

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Hai chiếc đũa “ẩn náu” trong xoang hàm, đặt bệnh nhân trên bờ vực nguy hiểm. Cuộc phẫu thuật lấy dị vật bất ngờ này hé lộ những rủi ro khôn lường.

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Nhiều người còn lầm tưởng dấu gai đen ở vùng cổ, nách, bẹn... là do da dơ, vệ sinh kém. Bác sĩ cho biết da gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cần lưu ý, đặc biệt ở trẻ dậy thì.

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

"Da trắng nổi gân xanh","Trắng cấp tốc, siêu trắng", "Xài là trắng, trắng nhanh"…, đó là hàng loạt lời quảng cáo rao bán kem trộn trên khắp các mạng xã hội hiện nay.

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar