04/03/2014 09:44 GMT+7

Cần nhìn thẳng vào nạn "tiến sĩ giấy"

NHẬT HUY - QUỐC THANH  - L.N. ghi
NHẬT HUY - QUỐC THANH  - L.N. ghi

TT - Tiếp tục bàn luận về “tiến sĩ giấy”, Tuổi Trẻ xin nêu một số ý kiến chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

* PGS.TS Nguyễn Văn Dững (chủ nhiệm khoa báo chí - Học viện Báo chí tuyên truyền):

Mất động lực học tập

PGS.TS Nguyễn Văn Dững - Ảnh: A.H.
Trước hết tôi rất nể phục GS Phạm Vũ Luận vì ông nói lên sự thật mà không ít quan chức không dám. Xin ôn lại một quan điểm cơ

bản của Đại hội Đảng VI, là “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật” mà hình như đang bị quên lãng...

Giáo dục đại học, sau đại học của chúng ta tăng nhanh số lượng và quy mô nhưng lại cũng giảm nhanh về chất lượng. Đang xuất hiện một vấn nạn là mất động lực học tập. Không ít người vào được đại học nghĩ rằng học giỏi vẫn khó xin việc nếu không có “quan hệ”; vào đại học khó nhưng tốt nghiệp lại dễ, kiểu gì rồi cũng tốt nghiệp. Học sau đại học thì chỉ thích lấy bằng mà không thích học thật nghiêm túc để lấy kiến thức, vì họ phải lo toan nhiều việc cho cuộc sống gia đình.

Trò học không thật lòng thì thầy dạy cũng cạn dần nhiệt huyết, đánh giá không nghiêm, nghiêm cũng thế thôi, thậm chí bị coi là... “gàn” hoặc “gây khó”. Vậy là không chỉ người học mà cả người dạy mất dần động lực dạy, mất dần động lực lao động khám phá, sáng tạo khoa học. Đó là chưa kể nếu anh đam mê nghiên cứu, giảng dạy theo đúng chức trách thì lại yếu trong các mối quan hệ, không biết chạy chọt. Giáo sư, phó giáo sư mà không có chức vụ, có lẽ chẳng ai (hoặc hiếm khi) được giao đề tài khoa học cấp... nhà nước, thậm chí cấp bộ. Xã hội ta hình như chỉ quan tâm đến quan lộ, chức tước, mà quan lộ chức tước là phải có “dây”, phải có người “kéo” và người ta kéo đúng quy trình, mấy anh cứ chăm vào nghiên cứu khoa học thì làm sao lọt vào cái quy trình quan lộ ấy.

Căn bệnh của giáo dục thì nhiều người biết nhưng “bốc thuốc” không dễ. Dân gian có ngạn ngữ “thuốc đắng đã tật”, nhưng mấy ai thích dùng thuốc đắng. Cái quan trọng của con người trong xã hội là niềm tin và động lực làm việc. Cần tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề này thì tự nhiên những trò bằng giả, bằng dỏm sẽ không còn đất sống.

* Thạc sĩ Ngô Văn Minh (nguyên trưởng khoa tư tưởng Hồ Chí Minh Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khu vực II):

Nặng nề chủ nghĩa bằng cấp

ThS Ngô Văn Minh - Ảnh: Q.THANH
Tôi rất tán thành với ý kiến cho rằng bằng giả, bằng thật nhưng học giả chỉ có thể chui vào các cơ quan nhà nước. Đây không phải là một phát hiện, đúng hơn là một cái nhìn thẳng vào thực tế nhức nhối.

Tại sao có tình trạng này? Có nhiều nguyên nhân nhưng tôi muốn nhấn mạnh tới việc công tác cán bộ của chúng ta trong nhiều năm qua rơi vào chủ nghĩa bằng cấp, thể hiện ở chỗ quá đặt nặng yêu cầu về bằng cấp, chưa thật sự xem trọng khả năng thực chất, kinh nghiệm thực tiễn, tay nghề... Chính vì vậy sinh ra tiêu cực là chạy bằng cấp, mua bán bằng cấp. Theo tôi, quy định chức vụ này, vị trí kia gắn với bằng cấp này hay bằng cấp khác cũng không nên quá cứng nhắc. Chúng ta mong muốn đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn cao, điều đó là cần thiết. Thế nhưng, trình độ học vấn cao đó phải được đánh giá bằng khả năng thực tế. Có nhiều con đường để mỗi người có thể đạt được khả năng, trình độ mong muốn, đáp ứng được yêu cầu công việc, chứ không nhất thiết phải qua con đường học lấy bằng cấp.

Cá nhân tôi cũng cho rằng tiêu cực trong công tác cán bộ phải nói là rất lớn, gây bức xúc trong xã hội. Trong công tác cán bộ chưa có một cơ chế giám sát, phản biện, sàng lọc... đảm bảo khả thi. Ở mỗi cơ quan, tập thể đều có thể thấy ai yếu kém, không làm được việc nhưng không nhiều người dám lên tiếng và giải quyết thấu đáo. Đấy cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc người bằng giả hay bằng dỏm vẫn sống được trong các cơ quan nhà nước.

Khi tôi tâm sự với nhiều vị giám đốc hay những người đứng đầu các cơ quan nhà nước thì đều nghe than rằng với cơ chế hiện tại chỉ nhận người chứ không có quyền loại cán bộ yếu kém, hoặc làm được thì cũng rất khó khăn, trầy trật. Điều này cho thấy việc sàng lọc đội ngũ thường xuyên chưa đủ mạnh, chưa hiệu quả. Trước thực tế đó, những cán bộ sử dụng bằng giả hoặc bằng thật nhưng kiến thức rỗng vẫn còn cơ hội tồn tại trong bộ máy.

Còn việc tuyển dụng cán bộ chúng ta cũng chưa theo quy luật của thị trường, nghĩa là phải đảm bảo bình đẳng, khách quan và đặc biệt phải theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Nếu có cạnh tranh thật sự thì những anh có bằng giả hoặc bằng thật nhưng chất lượng giả sẽ khó chui qua được cửa này.

Ông Trần Phú Anh Tuấn (giám đốc Marketing Công ty bảo hiểm Manulife VN):

Bằng giả khó tồn tại trong công ty tư nhân

Ông Trần Phú Anh Tuấn - Ảnh: L.N.

Tôi từng đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành và phụ trách một số lĩnh vực trong các công ty tư nhân và tập đoàn đa quốc gia, ở các vị trí này ít nhiều đều có liên quan đến tuyển dụng nhân sự.

Tôi nhận thấy các công ty nước ngoài và tư nhân khi nhận hồ sơ của người xin việc, phòng nhân sự phải chọn lọc rất kỹ càng theo các tiêu chí riêng của từng vị trí. Sau đó phòng nhân sự sẽ phỏng vấn trực tiếp, kế đến giám đốc hoặc trưởng

các bộ phận nhận nhân viên mới cũng phỏng vấn trực tiếp người xin việc. Người xin việc phải trải qua hai tháng thử việc rồi mới nhận. Vì vậy, trên nguyên tắc nhân viên có bằng cấp giả, mua bằng cấp... sẽ bị loại trong quá trình này.

Tuy nhiên trong quá trình tuyển dụng cũng có một số giám đốc hoặc trưởng bộ phận vì cục bộ, quan hệ riêng của mình nên chọn và tuyển dụng người “phe mình” nhưng bản thân nhân sự đó khó có thể tồn tại lâu vì các yếu kém bị bộc lộ trong quá trình làm việc. Nhân sự ở các công ty nước ngoài hoặc tư nhân thường được đánh giá qua hiệu quả, khối lượng công việc... Điều đó thể hiện trên những thành quả có thể “đong, đo, đếm được”, nhân viên không có thực lực khó tồn tại trong môi trường mà bản thân từng cá nhân phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành trách nhiệm được giao phó. Sở dĩ có ít người dùng bằng cấp giả tồn tại trong các công ty tư nhân, nước ngoài là vì bản thân họ không đủ tự tin để nộp đơn xin việc, cạnh tranh sòng phẳng giữa những người thật sự có khả năng, trình độ và kinh nghiệm để làm việc trong một môi trường khắc nghiệt, đầy cạnh tranh.

NHẬT HUY - QUỐC THANH  - L.N. ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Sau khi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và đường nối Trần Quốc Hoàn đưa vào khai thác, giao thông khu vực đã cơ bản thông thoáng. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn đi sai làn, mất an toàn giao thông.

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Nhiều bãi rác tại Đắk Nông đang quá tải, gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe người dân nhưng việc xử lý chậm trễ, gây bức xúc.

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Vành đai 3 TP.HCM qua Long An đang thành hình rõ nét, đáng chú ý đoạn nút giao Mỹ Yên - điểm kết nối ba tuyến cao tốc lớn.

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Nếu bị gọi nhá máy liên tục, có dấu hiệu lừa đảo hoặc gây thiệt hại tinh thần, vật chất, người dân nên trình báo cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar