22/04/2017 11:39 GMT+7

Căn nhà trọ của chị Trâm

SƠN BÌNH
SƠN BÌNH

TTO - Từng rơi xuống vực thẳm cuộc đời, phải ngồi xe lăn buôn bán mưu sinh nhưng lúc nào chị cũng lạc quan trong cuộc sống và còn giúp nhiều người khác.

Chị Trâm ngồi bên hai cháu khiếm khuyết trước khi lắc xe đi chợ Bình Điền bán vé số - Ảnh: SƠN BÌNH

Chị tên Lê Thị Mai Trâm, 39 tuổi, quê xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhiều năm qua, chị thuê nhà trọ gần khu chợ cư xá Phú Lâm (P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM) bán vé số mưu sinh.

5 lần tự tử!

Khi còn nhỏ, cha mẹ ly dị, chị theo cha. Chị quen buôn gánh bán bưng, lớn lên có chồng, sinh được hai con. Hằng ngày, vợ chồng bán nem quanh cầu Mỹ Thuận nuôi con.

Năm 29 tuổi, chị bán nem về nhà trong đêm tối. Chị khom lưng kéo mền đắp cho con thì nghe tiếng “rắc” sau lưng. Chị đau đớn nằm xuống giường.

Chồng bận, chị gọi người thân chở chị đi bệnh viện địa phương rồi chuyển lên Sài Gòn trong tình trạng hai chân tê liệt. Bệnh viện Chợ Rẫy kiểm tra chị bị thoái hóa cột sống, biến chứng nặng, phải mổ sớm tránh nguy hiểm tính mạng.

Chị nằm viện điều trị hơn một tháng với mức phí 145 triệu đồng. Không tiền, miếng đất cùng căn nhà nhỏ được rao bán đúng tiền viện phí.

Rồi có người mua, chồng chị mang một nửa tiền lên cho chị, còn ông giữ một nửa bỏ đi. Người thân giúp chị trả trước một nửa tiền, làm giấy xin trả dần cho bệnh viện. Chị trở về quê nhưng căn nhà nhỏ đâu còn nữa.

Ba mẹ con xin ở tạm trong căn nhà bỏ hoang của người hàng xóm xa xứ làm ăn. Tay chân chị tàn phế, một số chỗ bị hoại tử, chồng bỏ đi, hai con nhỏ phải chạy gạo từng lon.

Thường người bệnh tập cử động phục hồi cơ thể, còn chị cố cử động hai tay chỉ để tìm cách... tự tử. “Tổng cộng năm lần nhưng không chết.

Một lần quấn dây dù thắt cổ, một lần uống thuốc, một lần cắt gân tay... đều được mọi người cứu sống” - chị Trâm kể lại.

Nhìn hai con khóc lóc, chị nghĩ lại nếu chị có mệnh hệ nào, hai con sẽ sống sao? Câu chuyện người mẹ tật nguyền trong căn nhà hoang kéo dài khoảng một năm sau thì gặp cơ duyên.

Tháng 9-2008, một đoàn làm phim dừng chân tại cầu Mỹ Thuận ăn trưa. Họ nghe nói về chị Trâm nên tìm đến thăm hỏi, làm một đoạn clip ngắn. Đoạn clip được phát trên một đài truyền hình tỉnh, nhiều người làm thiện nguyện tìm đến giúp đỡ.

Trong số đó, có một nhóm người Sài Gòn tìm cách đưa chị trở lại bệnh viện tập vật lý trị liệu. Gần ba năm điều trị, dù không đi đứng được nhưng hai tay cử động tốt, sức khỏe ổn định, chị trở lại quê may vá nuôi con.

Không đủ sống, năm 2014 chị nói với nhóm bạn từng giúp đỡ mình trong bệnh viện rằng chị muốn lên Sài Gòn lập nghiệp.

Do lao động chăm chỉ, chị tự thuê nhà trọ nhỏ giá 1,5 triệu đồng/tháng gần khu chợ cư xá Phú Lâm. Tại đây chị bán vé số nuôi hai con ăn học và cùng nhóm bạn tìm cách giúp đỡ người khác.

Căn nhà nhỏ dần cưu mang nơi ăn chốn ở cho nhiều người khiếm khuyết khác, giúp họ có nơi bán vé số, học nghề mà họ thích.

“Nhớ anh em lắm, con Nhi tật nguyền, thằng Hưởng bị tai nạn lao động, bà Bảy neo đơn, vợ chồng thằng Hợi... Họ đến xin ở một thời gian ổn định rồi đi” - chị Trâm nhớ lại.

Thuê nhà giúp người

Từ căn nhà trọ nhỏ, chen chúc nhau ở, chị Trâm làm có thêm thu nhập rồi thuê nhà trọ rộng hơn. “Được căn này mừng lắm, giá hơn 6 triệu đồng/tháng nhưng tôi lo nổi” - chị Trâm nói.

Trước cửa nhà trọ là một tủ nhỏ bán vé số, cạnh bên mấy gian hàng bán thêm nem, nước mắm. Ngoài hai con, nhà trọ của chị luôn có nhiều người khó khăn, khiếm khuyết sinh sống.

Trong đó có hai cháu bị bệnh teo cơ, đi đứng nói năng khó khăn. Đây là hai anh em ngụ tại một xã vùng sâu tỉnh Đắk Nông mà nhóm bạn chị nhận giúp đỡ.

Thời gian đầu, các em được dạy chữ, cách ứng xử với mọi người. Sau ba tháng tạm ổn, chị Trâm chỉ cho cách làm việc kiếm tiền nuôi thân.

“Mình không dạy hai cháu sống bằng sự thương hại, mà giúp hai cháu khơi dậy nghị lực sống, biết kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình” - chị Trâm nói.

Sau khi biết phụ bán buôn kiếm tiền, nếu hai cháu thích học nghề, chị Trâm cùng những người bạn sẽ hỗ trợ.

Chị Trâm dạy hai cháu biết mời người mua vé số, đưa hai tay, gật đầu cảm ơn, giữ tiền cẩn thận, không được mặc cảm. Theo chị, hiện hai cháu phát triển tốt từ giao tiếp đến tính toán. Chị đã tự tin giao hẳn vé số cho hai cháu bán kiếm lời, bán không hết thì chị chịu.

“Tôi đang bàn cho hai cháu bán thêm nước mắm kiếm tiền. Tôi đủ sức lo mọi thứ nhưng từ tháng sau, tôi phải thu tiền tượng trưng 1 triệu đồng. Tụi tôi tập hai cháu hiểu bài toán làm ra tiền và trách nhiệm với cuộc sống” - chị nói.

Từ hai anh em đi đứng không vững, giờ cả hai linh hoạt giao tiếp, tự kiếm hơn 4 triệu đồng mỗi tháng. Hỏi mong muốn điều gì, cả hai cười ngọng nghịu nói: “Con biết kiếm được tiền, cho mẹ tiền, cho em tiền”...

Có theo chị Trâm đi bán vé số mới hiểu hết sự vất vả. Khoảng 23h, chị ngồi xe lắc, điều khiển hai tay đi khoảng 12 cây số đến chợ Bình Điền, huyện Bình Chánh. Khoảng 6h sáng, chị lại lọ mọ trở về nhà trọ.

Buổi sáng, mọi người trong nhà trọ hối hả mang tủ ra bán vé số, dọn gian hàng bán nem, nước mắm. Dọn hàng xong, chị Trâm ngồi thiếp đi một lúc, rồi lại thức dậy may vá gia công tại nhà trọ kiếm thêm thu nhập.

“Bán vé số mỗi đêm kiếm hơn 400.000 đồng, may vá hơn 100.000 đồng. Mỗi tháng kiếm khoảng 15 triệu đồng” - chị Trâm nhẩm tính.

Sau thời gian bươn chải, hiện con trai chị học xong trung cấp, có thu nhập ổn định tại công ty. Con gái chị chuẩn bị học trung cấp kế toán. Hỏi về chuyện ước mơ, chị nói cầu mong cho mình luôn khỏe, chăm chỉ lao động càng lâu càng tốt.

Khi có ai khó khăn tìm đến, chị sẽ giúp trong khả năng. Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại, chị nói: “Tôi luôn tự tin. Bởi tôi nghĩ có những người lành lặn nhưng chưa chắc đã làm được những việc mà người khuyết tật như tôi đang làm. Vậy thì mặc cảm cái gì chứ...”.

Luôn giúp đỡ mọi người

Ông Quách Duy Tâm, tổ trưởng khu phố mà chị Trâm từng sinh sống, cho biết chị bán vé số quanh chợ cư xá Phú Lâm nhiều năm. Tuy ngồi xe lăn nhưng chị rất chịu khó, luôn nhiệt tình với mọi người và hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Hiện chị thuê trọ sống cùng hai con và giúp đỡ hai anh em bị khuyết tật. Do hai trẻ đi đứng chậm chạp nên trong lúc bán vé số bị kẻ gian trộm tiền. Thấy vậy, thời gian qua ông Tâm cùng một số người canh chừng phụ giúp hai cháu.

Còn giấy tờ liên quan, ông Tâm luôn hướng dẫn giúp đỡ chị Trâm để chị yên tâm công việc có ý nghĩa của mình.

SƠN BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar