30/11/2018 08:00 GMT+7

Cần làm gì để không bị viêm tuyến tiền liệt

T.D.V
T.D.V

Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bọng đái (bàng quang) và bao quanh phần đầu ống tiểu (niệu đạo), có vai trò trong việc kiểm soát hoạt động đi tiểu và xuất tinh, ngoài ta tuyến này còn tham gia tiết dịch để tạo thành tinh dịch.

Cần làm gì để không bị viêm tuyến tiền liệt - Ảnh 1.

Do vậy, khi tuyến tiền liệt bị viêm, bệnh nhân thường có nhiều biểu hiện khó chịu khi đi tiểu cũng như khi xuất tinh. Theo bác sĩ Võ Duy Tâm – Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, viêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý có kết quả điều trị tốt, song bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác, triệt để, tránh các trường hợp bệnh chuyển mạn tính rất khó chữa dứt điểm.

Một số trường hợp viêm tuyến tiền liệt lan rộng có thể gây ảnh hưởng các cơ quan xung quanh và đặc biệt có thể gây viêm đường dẫn tinh, mào tinh và tinh hoàn gây hậu quả lên khả năng sinh sản.

Để góp phần đẩy lùi căn bệnh viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ Tâm cũng cho biết một số yếu tố về thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể giúp đỡ giảm nguy cơ và ngăn ngừa bệnh:

- Xây dựng một chế độ vệ sinh vùng kín tốt: Giữ cho cậu nhỏ và khu vực xung quanh sạch, khô thoáng sẽ giúp phòng ngừa nhiễm trùng diễn ra.

- Thường xuyên vận động cơ thể: Dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe. Các bài tập này giúp giảm sự căng thẳng và lo âu, điều này đã được chứng minh có mối liên quan với viêm tuyến tiền liệt. Hơn nữa, tránh lối sống thụ động, hãy đi lại khi có thể. Ngồi một chỗ hoặc đạp xe đạp,...quá lâu có thể gây áp lực liên tục đè lên tuyến tiền liệt.

- Uống nước đủ và đi tiểu thường xuyên: Trong các trường hợp viêm tuyến tiền liệt do tác nhân vi khuẩn ngược dòng từ đường tiểu, việc uống đủ nước và đi tiểu thường xuyên dù không đóng vai trò chữa lành bệnh nhưng góp phần rất lớn vào việc đẩy vi khuẩn ra ngoài.

- Ăn nhiều trái cây tươi và rau củ quả: Một chế độ dinh dưỡng tốt và lành mạnh sẽ giữ cơ thể khỏe mạnh, cân bằng, gia tăng sức đề kháng để chiến đấu với các tác nhân xâm nhập.

- Tránh các loại thực phẩm cay, nóng, giới hạn lượng cafein và cồn (rượu bia), các loại thức uống như trà, cà phê, soda vì chúng có thể gây lợi tiểu, kích thích bàng quang và làm nặng thêm các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt nếu có.

- Duy trì mức cân nặng lý tưởng: Thừa cân và béo phì là hầu như luôn là một tình trạng gây hại cho sức khỏe người bệnh, là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý và vấn đề của tuyến tiền liệt là một trong số đó.

- Luôn có gắng thư giãn và giảm thiểu các căng thẳng: Đàn ông phải đối mặt với quan nhiều áp lực cuộc sống có vẻ dễ mắc phải viêm tuyến tiền liệt hơn. Việc sử dụng thuốc điều trị hay chủ động trong các phương pháp thư giãn cơ thể sẽ giúp người bệnh loại bỏ ít nhiều yếu tố nguy cơ.

- Tình dục an toàn: Các tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục cũng là một trong các thủ phạm gây viêm tuyến tiền liệt. Bản thân tình dục và hơn nữa là tình dục không an toàn làm tăng khả năng vi trùng xâm nhập vào đường tiểu. Việc thực hiện mang bao cao su khi quan hệ, cả quan hệ âm đạo, đường miệng hay đường hậu môn và đặc biệt là trên đối tượng có nhiều bạn tình sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ.

- Hãy tìm đến bác sĩ Nam khoa nói riêng và các chuyên gia về sức khỏe Nam giới nói chung khi có bất kỳ một bất thường về việc đi tiểu hay xuất tinh, vì chúng có thể là dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt. Việc được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để sẽ khiến vấn đề viêm tuyến tiền liệt trở nên đơn giản và làm an tâm người bệnh.

Theo THS. BS. Trà Anh Duy – chuyên gia về Nam khoa, tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm sâu bên trong hệ thống đường tiết niệu sinh dục, rất khó bị viêm nhiễm. Tuy nhiên một khi đã rơi vào tình trạng này sẽ gây đến khá nhiều rắc rối, vì vậy hãy hiểu biết để tránh xa nó. Chính vì vậy, việc "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" – Việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta khỏe hơn, bền bỉ hơn và tránh xa nhiều bệnh lý, trong đó có viêm tuyến tiền liệt. "Hãy hiểu đúng để sống đúng, sống khỏe" – Thực hiện thay đổi các thói quen sống từng bước một ngay từ bây giờ thì tốt hơn là phải đối diện với muốn vàn vấn đề trong tương lai.
T.D.V

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar