09/01/2016 00:10 GMT+7

​Cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực chất

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung vẫn chưa đáp ứng hết mong muốn của doanh nghiệp, bởi nhiều chính sách mới dừng lại ở nội dung “khuyến khích”.

Vì thế, thời gian tới, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tập trung thúc đẩy, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách và tài chính theo hướng đồng bộ, kịp thời và đúng mục đích.

Đóng góp 45% GDP

Theo báo cáo của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), trong 5 năm qua có 380.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, vượt cao so với mục tiêu là 350.000.

Như vậy, đến nay cả nước có 535.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động. Hiện, khối doanh nghiệp này đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, thu hút hơn 5 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm.

Tuy nhiên, tỉ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa so với doanh nghiệp quy mô lớn (gồm cả doanh nghiệp Nhà nước) lại biến đổi rất mạnh qua từng năm. Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, xu hướng này cho thấy việc đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa không ổn định và không dài hạn.

Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có các mục tiêu như số doanh nghiệp thành lập mới là 450.000; số doanh nghiệp hoạt động đến 2020 là 700.000, chiếm 98% số doanh nghiệp toàn quốc, tỉ trọng đầu tư chiếm 50%, tỉ lệ lao động là 50%, đóng góp vào ngân sách là 35%.

Sẽ thêm nhiều chính sách hỗ trợ

Tại một hội thảo về kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 mới được tổ chức, nhiều chuyên gia được báo chí dẫn lời đánh giá các biện pháp hỗ trợ nhìn chung vẫn chưa đáp ứng hết mong muốn của doanh nghiệp bởi nhiều chính sách mới dừng lại ở nội dung “khuyến khích”. Hơn nữa, sự liên kết giữa các bộ, ngành cũng như sự quan tâm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các địa phương còn thiếu.

Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cũng có những hạn chế, yếu kém về vốn, mặt bằng, thông tin cũng như nguồn lực để “hấp thụ” chính sách, hỗ trợ.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông được báo giới dẫn lời cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu và hoạt động khởi nghiệp một cách thực chất, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tập trung thúc đẩy, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách và tài chính theo hướng đồng bộ, kịp thời và đúng mục đích để doanh nghiệp tận dụng, thụ hưởng.

Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ, khuyến khích trí sáng tạo, đổi mới để sản xuất ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị gia tăng cao cũng như có thể tồn tại, cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; trong đó nhấn mạnh mục tiêu xuất khẩu. Bên cạnh đó, theo ông Đông, dự báo các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dành khoảng 3.000 tỉ đồng để phân bổ vào một số chương trình, hoạt động cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Chính phủ và cụ thể là Bộ KH&ĐT đã xây dựng nhiều chính sách tạo điều kiện thông thoáng để phát triển doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, bộ đã được Chính phủ cho phép thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn do ngân sách Nhà nước cấp là 2.000 tỉ đồng cùng với nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định, Quỹ này sẽ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương thức ủy thác cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc các ngân hàng thương mại. Việc cho vay dựa trên nguyên tắc các ngân hàng tự quyết định cho vay và chịu rủi ro tín dụng đối với các dự án vay.

Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỉ đồng.

Ngoài ra, một dự thảo luật về những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được gấp rút soạn thảo thay vì một nghị định như trước đây. Luật này được soạn thảo nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho việc tập trung các nguồn lực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Vào ngày 7-8, Thủ tướng Chính phủ đã phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 21 dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2015 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Theo đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ KH&ĐT chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ vào tháng 7-2016.

Trước đó, theo Nghị quyết số 89/2015/QH13, Quốc hội đã thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, trong đó có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự thảo Luật này sẽ được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, dự kiến vào tháng 10-2016.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình

Hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm phát triển thương hiệu, tháng 5-2025 - tại Hội nghị Khách hàng Toàn quốc 2025, Công ty CP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) đã kích hoạt “Kỷ nguyên xanh”.

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar