24/10/2013 06:00 GMT+7

Cần giải quyết phần gốc

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TT - Tới đây hơn 1.500 sinh viên năm cuối Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM sẽ sang bốn trường ĐH khác (ĐH Sài Gòn, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM và ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế) để thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Đây là chuyện chưa từng có trong lịch sử giáo dục ĐH ở VN.

Đến thời điểm này, dù đã biết được hướng giải quyết của Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM, nhà trường được cho là “để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của sinh viên” nhưng các sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương vẫn chưa hết hoang mang. Họ lo lắng vì không biết việc tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp sẽ được các trường tổ chức ra sao và phải thi như thế nào. Đành rằng về cơ bản chương trình đào tạo của các trường ĐH gần như nhau, bám theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT nhưng chắc chắn nội dung và cách thức đào tạo của mỗi trường không giống nhau.

Trong công văn trả lời UBND TP.HCM, Bộ GD-ĐT giao cho các trường nêu trên tiếp nhận những sinh viên “có đủ điều kiện và tự nguyện”. Điều này có thể được hiểu ngoài việc đủ điều kiện, sinh viên phải làm đơn xin được thi, bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Vì nếu không làm đơn thì không có cơ sở để biết được sinh viên nào tự nguyện? Điều lạ hơn, trong khi Trường ĐH Sài Gòn không đào tạo ngành quản trị bệnh viện nhưng vẫn tiếp nhận các sinh viên ngành này.

Một nỗi lo nữa là việc cấp bằng tốt nghiệp cho số sinh viên này, vì đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa quyết định. Sau khi thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp xong, các trường ĐH nêu trên báo cáo kết quả về Bộ GD-ĐT để quyết định việc cấp bằng tốt nghiệp. Một số giảng viên cho rằng việc quyết định trường nào cấp bằng tốt nghiệp cho các sinh viên này để đảm bảo đúng quy chế không phải chuyện đơn giản.

Nhiều người còn tỏ ra băn khoăn tính hợp pháp của việc chuyển sinh viên sang trường khác thi vì theo quy chế 25 của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2006 về đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy quy định “sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa” sẽ không được phép chuyển trường. Như vậy có thể thấy việc Bộ GD-ĐT chấp nhận cách giải quyết này chỉ là giải pháp tình thế.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khi xây dựng đề án đến khi được công nhận chuyển đổi từ trường dân lập sang loại hình tư thục của Trường ĐH Hùng Vương có quá nhiều vấn đề và làm vội vàng. Chính từ đây, trường đã nảy sinh nhiều bất ổn giữa nhà đầu tư mới với tập thể cán bộ giảng viên và dẫn đến nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được như hiện nay. Điều đáng nói, bản kết luận thanh tra toàn diện Trường ĐH Hùng Vương của Thanh tra TP.HCM cùng những kiến nghị xử lý đã nhận được sự đồng thuận cao của tập thể cán bộ giảng viên, công nhân viên trong trường nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Đó là chưa kể hàng ngàn sinh viên đang học năm thứ ba của trường cũng đang hoang mang, lo lắng chưa biết tương lai của mình sẽ ra sao. Nhiều sinh viên cho biết họ đã quá mệt mỏi khi phải đối mặt với những thông tin về mâu thuẫn trong nội bộ, tai tiếng của trường. Vì vậy, việc các ngành chức năng cần làm ngay là phải giải quyết gốc rễ của sự việc chứ không chỉ là phần ngọn.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA

Trong hai đợt tốt nghiệp sớm, Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) có ba sinh viên đạt điểm tuyệt đối 4.0.

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar