06/07/2015 08:07 GMT+7

Cần giải pháp hơn “ném đá”!

PHÚC NGUYÊN
PHÚC NGUYÊN

TT - Kỳ thi THPT quốc gia đã chính thức khép lại. Những câu chuyện bên lề kỳ thi như thường lệ vẫn là những góc nhìn đa chiều của xã hội, đặc biệt là cộng đồng mạng.

Các tình nguyện viên làm hàng rào giúp phân luồng giao thông - Ảnh: DOÃN HÒA

Trong đó, câu chuyện sinh viên tình nguyện lập các “hàng rào sống” trước một số hội đồng thi trở thành tâm điểm.

Bên cạnh một số rất ít những góp ý, điều đáng nói là có hàng ngàn “hòn đá” ném vào “hàng rào sống” với nội dung đay nghiến, chì chiết (không tiện nêu ra ở đây) khiến những người liên quan và không liên quan không thể không đặt câu hỏi: thật sự thì “hàng rào sống” đang ở đâu?

Thực tế thì đội hình hỗ trợ giao thông của các điểm Tiếp sức mùa thi cũng chỉ xuất hiện ở một số hội đồng thi nhiều thí sinh, không có dải phân cách, một hoàn cảnh cụ thể được chính các bạn sinh viên tình nguyện tại hội đồng thi đó lựa chọn, xem đó là cách hữu hiệu nhất để nhanh chóng giải quyết tình trạng hỗn loạn trước và sau các giờ thi.

Muốn biết “hàng rào sống” có hiệu quả hay không thì cần có trải nghiệm thực tế. Khoảnh khắc ấy được ghi lại qua một tấm ảnh và hứng chịu “gạch đá”?

Mùa thi đã qua, không có sự cố nào nghiêm trọng đến lực lượng này. Điều đó không có nghĩa bỏ qua các chữ “nếu” trong những ý kiến phản biện. Tuy nhiên, đặt ra chữ “nếu” thì cũng nên đặt hai chiều: nhiều người lo ngại “nếu” có xe tải mất lái tuột thắng, sinh viên gặp nguy hiểm và... “ném gạch đá”?

Vậy “nếu” một đám đông nhộn nhạo trước cổng các hội đồng thi kéo dài nửa giờ đồng hồ có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng “nếu” sinh viên đứng nắng đau bệnh thì sao... rồi lại “ném gạch đá”?

Vậy “nếu” không phải là sinh viên được trang bị nón áo đầy đủ mà là thí sinh bị “dồn” trong cái nắng thì sao?

Ở đây chưa nói đến chuyện tình nguyện, nghĩa là một phía phải cho đi và một phía được nhận lại, “đàn anh, đàn chị” hi sinh một chút để “đàn em” vốn đã đủ thứ áp lực từ thi cử vơi đi một chút vất vả, nhọc nhằn...

Người khác lại “nếu” thay vì “hàng rào sống” mà căng dây ở hai đầu tuyến đường thì trở lại chủ đề, Tuổi Trẻ ngày 4-7 có đăng mẩu nhật ký “Nước mắt tình nguyện viên” từ chính những hành động thiếu văn minh làm tổn thương những nỗ lực tình nguyện.

Và với tình hình giao thông của các thành phố hiện nay, liệu có trông chờ chỉ một sợi dây có thể giải quyết? Nhiều sinh viên cho biết đã làm cách đó từ những mùa thi trước nhưng cũng chẳng ăn thua...

Nói vậy để thấy những góp ý thiếu thiện chí, “ném đá” gây “sốc”, thậm chí chỉ qua một tấm ảnh rồi đay nghiến loạn xạ cả lên có phải là hành động đáng ghi nhận?

Những lời đay nghiến vô tội vạ đó có thể trở thành “hàng rào” làm giảm đi nhiệt huyết của những người tình nguyện, chặn đường những trái tim muốn cống hiến?

Những kiểu "ném đá" không xuất phát từ trải nghiệm thực tế có thể trở thành “hàng rào” để ngăn cách mọi người quan tâm chung đến các vấn đề xã hội?

Để việc tình nguyện từ mùa thi năm sau trở nên tốt hơn, lúc này cần những góp ý chân thành hoặc giải pháp hơn là “ném đá”!

Nước mắt tình nguyện viên

Tại hai điểm thi ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sài Gòn, kết thúc buổi thi trưa 1-7, thí sinh ùa ra đông, lực lượng tình nguyện phối hợp cùng hai CSGT căng mình điều phối giao thông trên đoạn đường gần 300m. Trưa Sài Gòn nắng nóng, ai cũng nhễ nhại mồ hôi, mệt nhưng tinh thần không hề suy giảm. Giao thông trật tự dù các phương tiện di chuyển chậm. 

Bỗng có một người lớn tiếng với sinh viên tình nguyện vì bị cản đường. Ngó qua thấy một người đàn ông trung niên quần tây xám lông chuột, áo sơmi chim cò vạt ngang, giày tây bóng, chạy xe lạng lách len vào những người đang qua đường. Tình huống này diễn ra ngay trên vạch dành cho người đi bộ và anh CSGT đã thổi còi chặn xe để rất đông phụ huynh, thí sinh qua đường trong sự hỗ trợ của các tình nguyện viên. 

Khi thí sinh về hết, tình hình giao thông đã ổn định, người đội trưởng nhóm tình nguyện thông báo mọi người tập trung. Một vài bạn nữ đã bật khóc. Tinh thần tình nguyện đang hừng hực bỗng bị giội một gáo nước lạnh buốt, ai cũng thấy nhói lòng…

LÊ VI

PHÚC NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

150 đội hình tình nguyện "Đồng hành cùng địa phương" của các bạn trẻ TP.HCM cùng tham gia hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục hành chính tại các phường, xã trong những ngày đầu triển khai chính quyền hai cấp.

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Ngày 4-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar