28/03/2024 16:37 GMT+7

Cần đầu tư tối thiểu 9 tỉ USD để có đủ nước sạch và thoát nước

Tình trạng ngập úng ở Hà Nội, TP.HCM đã đến mức độ cấp bách, nhu cầu sử dụng nước sạch sẽ tăng 30%..., đòi hòi cần đầu tư tối thiểu 9 tỉ USD cho hạ tầng thu gom, xử lý nước sạch và cấp thoát nước.

Đường phố Hà Nội ngập úng sau mỗi cơn mưa lớn - Ảnh: NAM TRẦN

Đường phố Hà Nội ngập úng sau mỗi cơn mưa lớn - Ảnh: NAM TRẦN

Những thông tin này được các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế khuyến cáo tại hội thảo "Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung vào khủng hoảng khí hậu và nguồn nước" tổ chức tại Hà Nội sáng 28-3, trong khuôn khổ Tuần lễ nước quốc tế Singapore.

Mới chỉ xử lý được 17% nước thải

"Hiện Việt Nam có 750 nhà máy xử lý nước sạch với tổng công suất hơn 1 triệu m3/ngày đêm. Tỉ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch hơn 92%, trong khi trung bình cả nước là 17,5%" - ông Nguyễn Ngọc Điệp, chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, cho biết.

Theo ông Điệp, hiện có 71 doanh nghiệp thoát nước, xử lý nước thải, chủ yếu là thoát nước dùng chung với 82 nhà máy xử lý nước thải, công suất thiết kế 1 triệu m3/ngày đêm, cùng với khoảng 80 dự án xử lý nước thải, công suất hơn 2 triệu m3/ngày đêm đang được triển khai. Tuy nhiên, tỉ lệ thu gom nước thải mới đạt 60% và tỉ lệ xử lý nước thải mới đạt 17%.

"Trong khi đó, vấn đề ngập lụt đô thị, nhất là tại Hà Nội, TP.HCM là cấp bách, nhưng lại thiếu giải pháp căn cơ, lâu dài" - ông Điệp nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo, GS Nguyễn Việt Anh, viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, đánh giá: "Hiện nay, ngành nước của Việt Nam có nhiều thách thức. Trong đó thách thức lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải là do đất nước đang phát triển công nghiệp quá nhanh, quá nóng dẫn đến hạ tầng đáp ứng không kịp, nên các dịch vụ thiết yếu trong đó có nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu".

"Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là một thách thức không nhỏ. Hiện nay, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn hán khủng khiếp" - GS Nguyễn Việt Anh phân tích.

Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trên con sông chảy qua nội đô thành phố - Ảnh: NAM TRẦN

Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trên con sông chảy qua nội đô thành phố - Ảnh: NAM TRẦN

Ô nhiễm nguồn nước sẽ làm giảm tỉ lệ GDP

"Ô nhiễm nguồn nước sẽ làm giảm GDP của Việt Nam 3,5% mỗi năm, nếu chúng ta không có những hành động thiết thực để bảo vệ nguồn nước. 

Nguyên nhân của việc ô nhiễm là phần lớn nước thải chưa được xử lý đã xả thẳng vào nguồn nước. Ở Việt Nam có rất ít hộ gia đình có hệ thống thoát nước, trong đó chỉ có 17% nước thải đô thị được xử lý trước khi xả vào nguồn nước" - bà Halla Maher Qaddumi, chuyên gia kinh tế cấp cao ngành nước của WB, chia sẻ tại hội thảo.

Bà Halla Maher Qaddumi cho rằng Việt Nam được xếp vào mức dồi dào nước nhưng đang phải đối mặt với tình huống hạn hán vào mùa khô tại các sông trọng điểm, nơi có thể cấp đến 80% GDP cho cả nước. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu trong vài thập kỷ tới chúng ta không có những hành động tích cực.

Các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo về những ảnh hưởng của hạ tầng cấp thoát nước đến đời sống và tốc độ phát triển của Việt Nam - Ảnh: THANH HÀ

Các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo về những ảnh hưởng của hạ tầng cấp thoát nước đến đời sống và tốc độ phát triển của Việt Nam - Ảnh: THANH HÀ

9 tỉ USD cho những nhu cầu thiết yếu về nước

"Việc đầu tư hạ tầng cấp thoát nước chưa đạt yêu cầu. Để 100% người dân được dùng nước sạch, chúng ta sẽ phải đầu tư lớn" - ông Điệp phân tích và chia sẻ số liệu từ báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay chúng ta cần đầu tư khoảng 9 tỉ USD đến năm 2030 cho hạ tầng cấp thoát nước, bao gồm việc cung cấp đủ nước sạch cho người dân và thoát nước, xử lý nước thải. Đây là con số thách thức trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư hạn chế - chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam nhìn nhận.

Cùng quan điểm trên, GS Nguyễn Việt Anh còn cho rằng con số gần 9 tỉ USD chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu.

Ông cho rằng thực tế nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam cần tới 30 tỉ USD để hoàn thiện các hạ tầng cấp thoát nước, gồm các dự án nước sạch, xử lý nước thải dân sinh và công nghiệp.

Vì thế, GS Nguyễn Việt Anh kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá đúng giá trị của nước để đưa ra khung chính sách phù hợp, và cần tư nhân hóa, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng lĩnh vực này. 

Còn ông Nguyễn Ngọc Điệp kiến nghị các ngành chức năng cần điều chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng cởi mở và đổi mới kỹ thuật, để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng cấp thoát nước.

Dự báo xâm nhập mặn khốc liệt hơn, Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ thiếu nước ngọt

Dự báo mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Hết hồn’ với số tiền dư hơn 3.000 tỉ, gần nửa tổng vốn dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91

Nhiều bạn đọc 'hết hồn' với dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 có tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỉ đồng, nhưng bị tính dư hơn 3.000 tỉ đồng.

‘Hết hồn’ với số tiền dư hơn 3.000 tỉ, gần nửa tổng vốn dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91

Ông Võ Văn Minh giữ chức bí thư Đảng ủy Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM

Ông Võ Văn Minh - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM - được chỉ định giữ chức bí thư Đảng ủy Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM.

Ông Võ Văn Minh giữ chức bí thư Đảng ủy Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM

Cận cảnh những công đoạn cuối cùng phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Sau gần 1 tháng triển khai, đến nay việc phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập đã sắp hoàn thành.

Cận cảnh những công đoạn cuối cùng phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Bảo hiểm xã hội 34 tỉnh, thành phố có tên mới

Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu thay đổi tên gọi của bảo hiểm xã hội các khu vực thành bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, đồng thời thay đổi con dấu.

Bảo hiểm xã hội 34 tỉnh, thành phố có tên mới

Trung tâm đào tạo cán bộ ngân hàng của Vietinbank bị bỏ hoang sắp đấu giá

Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của VietinBank ở Huế bị bỏ hoang nhiều năm qua sắp được đưa ra đấu giá.

Trung tâm đào tạo cán bộ ngân hàng của Vietinbank bị bỏ hoang sắp đấu giá

Đặt hàng loạt chướng ngại vật chặn xe vào cao tốc đang thi công

Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online, cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang thi công được đặt nhiều chướng ngại vật như dải phân cách bê tông, chăng dây.

Đặt hàng loạt chướng ngại vật chặn xe vào cao tốc đang thi công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar