08/05/2018 16:44 GMT+7

Cần cơ chế giám sát người đứng đầu để ngăn chạy chức, chạy quyền

Theo VOV
Theo VOV

Các vị Ủy viên Trung ương đều đánh giá cao Đề án "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

Cần cơ chế giám sát người đứng đầu để ngăn chạy chức, chạy quyền - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: TTXVN

Tiếp tục ngày làm việc thứ 2, sáng 8-5, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII thảo luận tại hội trường về Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên thảo luận.

Thực sự cần thiết và cấp bách

Thảo luận tại Hội trường, các vị Ủy viên Trung ương đều đánh giá cao Đề án "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" được trình tại Hội nghị Trung ương lần này; cho rằng đây là một đề án lớn, quan trọng, thực sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Đề án được chuẩn bị nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm; quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, công phu, dân chủ, qua nhiều bước quy trình. Các giải pháp, nhiệm vụ được đề ra trong Đề án có tính thực tiễn, khả thi cao…

Thảo luận tại Hội trường, liên quan đến việc bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao chủ trương này, cho rằng, đây là giải pháp quan trọng để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Cần cơ chế giám sát người đứng đầu để ngăn chạy chức, chạy quyền - Ảnh 2.

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương với đại biểu dự hội nghị - Ảnh: TTXVN

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận  tải Nguyễn Văn Thể, bố trí một cán bộ không phải là người địa phương sẽ kiểm soát được quyền lực tốt hơn, vì đồng chí đó không có mối quan hệ gia đình, dòng tộc, anh em. Ngược lại, sự giám sát của nhân dân đối với đồng chí đó cũng sẽ chặt chẽ hơn. Bản thân đồng chí cũng thận trọng hơn trong ứng xử với nhân dân.

Chia sẻ nghiệm bản thân có nhiều năm làm Bí thư tỉnh ủy không phải người địa phương,  ông  Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn vì người địa phương thường có các mối quan hệ tình cảm, đôi khi rơi vào duy tình trong xử lý công việc. Tuy nhiên, việc bố trí, luân chuyển cán bộ cần chú ý đến đặc thù vùng miền, giúp cán bộ nhanh chóng nắm bắt được tình hình địa phương.

"Việc thiếu thông tin, chưa nắm được địa bàn có thể khắc phục thông qua nỗ lực tìm hiểu của bản thân. Nhưng tình cảm thì rất khó. Trong hai cái đó, tôi chọn bố trí cán bộ không phải là người địa phương", ông Đỗ Văn Chiến góp ý. 

Ngăn chặn chạy chức, chạy quyền

Một số ý kiến đề nghị triển khai nhất quán ngay từ đầu chủ trương này, tránh tình trạng có địa phương làm, địa phương không. Và để làm được điều này, thì ngay từ bây giờ phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Bí thư, đảm bảo tính chất vùng miền, dân tộc... 

Một số ý kiến cũng đề nghị áp dụng chủ trương này với chức danh chủ tịch, nhằm ngăn chặn tận gốc quyền lực ở địa phương.

Cần cơ chế giám sát người đứng đầu để ngăn chạy chức, chạy quyền - Ảnh 3.

Toàn cảnh hội nghị trong ngày thảo luận về Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ - Ảnh: TTXVN

Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến phát biểu tập trung vào khâu đánh giá cán bộ, cho rằng đây là khâu quan trọng, là căn cứ, cơ sở để triển khai các công tác cán bộ tiếp theo, đánh giá cán bộ cần theo hướng đa chiều, liên tục, đánh giá theo kiểu sản phẩm, đặt hàng. 

Dẫn kinh nghiệm thực tế tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị đồng tình với hình thức đánh giá này, đồng thời yêu cầu tập trung đánh giá đội ngũ cán bộ hiện nay, vì đây sẽ là đội ngũ cán bộ được đào tạo thành đội ngũ cán bộ cấp chiến lược thời gian tới.

"Tỉnh đặt hàng cho các Bí thư, Chủ tịch huyện, giám đốc các sở 5-7 nhiệm vụ mà tỉnh đang cần giải quyết. Và cuối năm lấy sản phẩm để đánh giá. Cái này thực chất hơn, rõ hơn", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Về vấn đề chống chạy chức, chạy quyền, các đại biểu cho rằng cần có cơ chế giám sát người đứng đầu. 

Người đứng đầu phải gương mẫu, kiên quyết không để người khác chạy mình.  Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cán bộ cần phải có những người mẫn cán và luôn nêu cao trách nhiệm của người công chức.

"Tôi đề nghị Trung ương cần nghiên cứu cái này và có biện pháp, chế tài để chúng ta có thể ngăn chặn được. Ít nhất là giảm tối đa việc chạy chức, chạy quyền và có chế tài giám sát người đứng đầu nếu trách nhiệm của anh mà anh để như thế thì không được. Đây chính là mấu chốt dẫn đến câu chuyện tại sao chúng ta có quy chế đầy đủ hết, quy trình đầy đủ nhưng người thực hiện thì sai. Nó xuất phát từ chỗ này. Tôi cho rằng nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta giảm thiểu rất lớn nạn chạy chức, chạy quyền này", ông Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị.


Theo VOV

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn xe khách 3 người chết trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xe khách Thiện Trí nổ vỏ, chỉ dừng mới được 30 giây là xe khách Như Ý 78 từ phía sau tông vào đuôi khiến 3 người chết tại chỗ trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, lúc rạng sáng 9-7.

Hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn xe khách 3 người chết trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Lỡ hẹn nhiều lần, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội lại 'hứa' về thời gian triển khai đường vành đai 1

Ông Nguyễn Phi Thường - giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết 3 phường mới đã hứa và quyết tâm trong quý 4-2025 sẽ phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng liên quan tới dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Lỡ hẹn nhiều lần, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội lại 'hứa' về thời gian triển khai đường vành đai 1

Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã tiêu biểu sẽ cơ cấu vào Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Dự kiến ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031 sẽ có 500 vị, trong đó cơ cấu một số chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã tiêu biểu.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã tiêu biểu sẽ cơ cấu vào Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Công an tỉnh An Giang kịp thời cứu bé 10 tuổi khỏi đám cháy trong đêm

Lực lượng chức năng phát hiện trong nhà có một bé trai hơn 10 tuổi đang hoảng loạn vì mắc kẹt trong đám cháy. Ngay lập tức, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đã phá cửa, xông vào đám cháy đưa cháu bé ra ngoài an toàn.

Công an tỉnh An Giang kịp thời cứu bé 10 tuổi khỏi đám cháy trong đêm

Phường, xã được cấp đất làm dự án: Thuận lợi nhưng cần hỗ trợ

Chính quyền cấp xã được phân quyền, phân cấp cho phép thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để làm dự án, lập và duyệt kế hoạch sử dụng đất sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi triển khai.

Phường, xã được cấp đất làm dự án: Thuận lợi nhưng cần hỗ trợ

Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

Nghị định mới của Chính phủ quy định rõ 4 hình thức xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có vi phạm.

Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar