02/09/2017 11:47 GMT+7

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành

THU DUNG - NGỌC ẨN
THU DUNG - NGỌC ẨN

TTO - Cuối tháng 8-2017, công trình xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành (Long An - TP.HCM - Đồng Nai) đã có hình hài rõ nét với hơn 4.600m nhịp dầm cầu cạn được xây dựng và những trụ tháp cầu Bình Khánh, Phước Khánh vươn cao trên bầu trời.

Toàn cảnh dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành - Thực hiện: NAM TRẦN - CHẾ THÂN

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 2.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đang dần hình thành. Đây là công trình kết nối giữa đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (TP.HCM - Long An - Tiền Giang) với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh: NAM TRẦN

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 3.

Công trình có chiều dài 154km nằm trong tổng thể đường cao tốc Bắc Nam phía Đông từ Hà Nội đến Cần Thơ dài khoảng 1.811 km. Tổng vốn đầu tư toàn dự án giai đoạn 1 hơn 31.000 tỉ đồng - Ảnh: NAM TRẦN

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 4.

Công trình cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua quốc lộ 1 - Ảnh: NAM TRẦN

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 5.

Tuy nhiên theo chủ thầu, đoạn qua quốc lộ 1 vẫn còn chậm vì vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng - Ảnh: NAM TRẦN

Đi theo quốc lộ 1 đến huyện Bình Chánh, chúng tôi đến điểm đầu cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thi công đoạn kết nối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Từ xa đã có thể nhìn thấy những nhịp cầu đã được xây dựng kết nối với tuyến cao tốc về miền Tây.

Gần đó, các kỹ sư, công nhân vẫn chăm chú làm việc cho kịp tiến độ.

Kết nối miền Đông - miền Tây

Anh Nguyễn Ngọc Sơn, giám đốc điều hành gói thầu A1 thuộc dự án xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành, cho biết nút giao gắn kết giữa hai đường cao tốc này dự kiến hoàn thành vào tháng 5-2018.

Tại gói thầu A1 - xây dựng các nhánh đường kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với cao tốc TP.HCM - Trung Lương do liên danh nhà thầu Công ty Halla Corporation (Hàn Quốc) - Công ty Vinaconex EC (Việt Nam) thi công, 3/4 nhánh đường đã bước vào các công đoạn cuối cùng.

"Khi nút giao Sài Gòn - Trung Lương hoàn thiện, cao tốc Bến Lức - Long Thành đi vào hoạt động thì việc đi lại từ miền Tây đến các tỉnh miền Đông (và ngược lại) rất nhanh. Chúng ta có thể tiết kiệm từ 1-2 giờ cho hành trình đi lại của mình" - anh Sơn nói.

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 6.

Không bao lâu nữa, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ hình thành tuyến đường cao tốc có tổng chiều dài 154km - Ảnh: NAM TRẦN

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 7.

Hình ảnh nhìn từ flycam đoạn công trình cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn nối vào cao tốc Trung Lương - TP.HCM - Ảnh: NAM TRẦN

Còn tại điểm giao giữa đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và quốc lộ 1, một kỹ sư hào hứng mô phỏng cho chúng tôi hình ảnh của đoạn đường này trong tương lai không xa.

Đến năm 2020, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ chạy ngang qua quốc lộ 1 hiện tại. Đường cao tốc bắc ngang qua nằm ở phía trên cao, còn phía dưới là quốc lộ.

Trên quốc lộ 1, một vòng xoay cũng được xây dựng để điều chỉnh giao thông tại khu vực này, tránh tình trạng bị kẹt xe, ùn ứ.

2 chiếc cầu cao nhất Việt Nam

Dưới cái nắng trưa như đổ lửa, chúng tôi đến công trường thi công cầu Bình Khánh và cầu dẫn. Đây là một trong những công trình quan trọng nhất thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.Những trụ cầu đã dần hình thành, đường nét cây cầu Bình Khánh hiện ra rõ nét. 

Cầu Bình Khánh không còn nằm trong bản vẽ nữa mà đang ở ngay trước mặt chúng tôi.

Theo đại diện liên danh nhà thầu Shimizu (Nhật Bản) - Vinaconex E&C - đơn vị thi công, cho đến nay cầu Bình Khánh đã thi công được 50% khối lượng công trình, vượt tiến độ dự kiến 3%.

Trong những ngày cuối tháng 8-2017, công nhân tiến hành thi công đến phần tháp cầu chính và dầm hộp đúc hẫng của cầu dẫn. Dự kiến công trình cầu Bình Khánh hoàn tất tháng 2-2020.

Ông Lê Ngọc Tùng - Công ty Vinaconex E&C - cho biết công trình cầu Bình Khánh được áp dụng 100% công nghệ Nhật Bản hiện đại nhằm nâng cao chất lượng cầu, tăng độ bền và tính thẩm mỹ.

Nhờ áp dụng công nghệ mới, công trình cầu Bình Khánh đạt chất lượng cao, tiết kiệm chi phí hơn, rút ngắn đáng kể thời gian thi công.

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 8.

Công nhân thi công tại công trình cầu Bình Khánh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 9.

Cầu Bình Khánh không còn nằm trong bản vẽ nữa mà đang ở ngay trước mặt - Ảnh: NAM TRẦN

Theo ông Tomoki Nakamura - kỹ sư người Nhật Bản, trên công trình đội ngũ công nhân, kỹ sư người Việt Nam đều có kinh nghiệm thi công, hầu hết kỹ thuật khó được thực hiện một cách thành thạo.

Họ sẵn sàng học hỏi, mong muốn học hỏi kỹ thuật của người Nhật để áp dụng vào thực tế trên công trình này.

Đặc biệt, những người công nhân luôn chủ động trong công việc, không đợi nhắc nhở. Vì vậy, việc trao đổi giữa các kỹ sư người Nhật và Việt Nam vô cùng thuận lợi.

Đến giữa trưa, chúng tôi được thang máy chuyên dụng của công trình đưa lên trụ tháp cầu Bình Khánh ở độ cao 50m (so với mặt nước sông Soài Rạp) để nhìn toàn cảnh dự án trải dài trên nhiều cây số.

Trong đó, rõ nét nhất là hình ảnh các kỹ sư và công nhân đang tất bật thi công cầu. Có thể nói, cùng với cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh cũng đang thi công là hai chiếc cầu có độ tĩnh không 55m (cao nhất Việt Nam) nhằm tạo thuận lợi cho những con tàu biển có trọng tải dưới 50.000 tấn xuôi ngược trên lòng sông Soài Rạp và Lòng Tàu đến cảng biển ở TP.HCM.

Cận cảnh hình hài cao tốc Bến Lức - Long Thành - Ảnh 10.

Đi theo quốc lộ 1 đến huyện Bình Chánh, chúng tôi đến điểm đầu cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thi công đoạn kết nối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Từ xa đã có thể nhìn thấy những nhịp cầu đã được xây dựng kết nối với tuyến cao tốc về miền Tây - Ảnh: NAM TRẦN

Không bao lâu nữa, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối với cao tốc TP.HCM - Trung Lương và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ hình thành tuyến đường cao tốc có tổng chiều dài 154km. 

Con đường cao tốc huyết mạch kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông và miền Tây sẽ đáp ứng sự mong đợi của người dân, nhất là đối với bà con các tỉnh ĐBSCL đi du lịch Vũng Tàu sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

THU DUNG - NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar