30/08/2017 15:59 GMT+7

​Cần cảnh giác bệnh sán lá gan lớn

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Có hai loại sán lá gan là sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) và sán lá gan lớn (Fasciola hepatica), cả hai loại sán lá gan này đều có ở nước ta.

Từ trước đến nay chúng ta chú ý nhiều đến sán lá gan nhỏ vì bệnh này rất phổ biến ở vùng nông thôn đồng bằng, nơi bà con có thói quen ăn gỏi cá. Nhưng trong ít năm gần đây bệnh sán lá gan lớn đột nhiên phát triển mạnh ở nhiều nơi.

Muốn phòng bệnh, chúng ta cần tìm hiểu về cả hai loại sán này để có những biện pháp phòng chống tích cực.

Cá gỏi, nguyên nhân chính gây bệnh sán lá gan nhỏ ở nước ta

Theo điều tra của Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, số người mắc bệnh sán lá gan nhỏ rất nhiều, có nơi tỷ lệ mắc lên tới 33%.

Đây là một loại sán nhỏ (tên khoa học là Clonorchis sinensis), thân dẹt, thường có màu đỏ nhạt, dài khoảng 1 - 2cm, ngang 2 - 4mm, có hai mồm hút. Chúng ký sinh ở những ống dẫn mật trong gan, bám chặt bằng mồm hút để chiếm thức ăn, gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật.

Chu kỳ của loài sán này rất phức tạp, gồm tới ba vật chủ là ốc, cá và người. Chúng đẻ trứng rất nhỏ. Những trứng này theo mật vào ruột và bị đào thải ra ngoài theo phân. Ra khỏi cơ thể người, trứng sán trôi xuống nước phát triển thành ấu trùng tìm ốc ký sinh.

Trong ốc, ấu trùng tiếp tục phát triển, sau đó chúng bỏ ốc tìm một số loài cá nước ngọt ký sinh trong cơ thể của cá trở thành những nang trùng.

Ở nước ta, nhiều loài cá như cá chép, cá mè, cá diếc, cá trôi... đều có thể nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ và trở thành vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Nếu chúng ta ăn những con cá này nấu chưa chín, đặc biệt là món cá gỏi, sẽ ăn phải nang trùng sán lá gan vào ruột, và chỉ 15 giờ sau chúng sẽ di chuyển tới ống mật, 26 ngày sau chúng trở thành sán lá gan và hoàn thành chu kỳ sinh trưởng. Thực nghiệm cho thấy từ lúc người ta ăn phải nang trùng đến khi sán trưởng thành đẻ ra trứng chỉ khoảng một tháng.

Như vậy, ăn cá nấu chưa chín và đặc biệt ăn gỏi cá là nguyên nhân chính gây ra bệnh sán lá gan nhỏ. Trên thực tế người ta thấy hầu hết những người mắc bệnh sán lá gan nhỏ đều đã nhiều lần ăn gỏi cá. Loại sán này sống trong những ống dẫn mật ở gan, làm ống mật bị xơ cứng và gây tắc mật, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Người bị bệnh sán lá gan thường có những triệu chứng sau: rối loạn tiêu hoá, chán ăn, buồn nôn, thiếu máu, đau tức ở vùng gan, người gầy sút, phù nề, đôi khi sốt thất thường. Bệnh nhân có thể bị vàng da, phù nề toàn thân, nôn ra máu, rối loạn tim mạch. Trường hợp nặng và không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hoá, rất dễ tử vong.

Ăn rau sống và các cây củ mọc dưới nước còn sống rất dễ mắc bệnh sán lá gan lớn

Bệnh sán lá gan lớn từ trước đến nay ít phổ biến hơn, nhưng chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác.

Sán lá gan lớn hình thù giống như một cái lá cây màu cháo lòng hoặc nâu nhạt, dài khoảng 2 - 3cm, rộng từ 10 đến 15mm. Chúng sống trong ống mật của người bệnh, đẻ trứng và từ ống mật trứng sán di chuyển xuống ruột theo phân ra ngoài, xuống nước nở thành ấu trùng. Trong nước ấu trùng sán này cũng “thay hình đổi dạng” nhiều lần như sán lá gan nhỏ, nhưng khác một điều là chúng không vào ký sinh trong cơ thể cá mà lại bám vào các loại thực vật mọc dưới nước trở thành nang trùng sống ở đấy. Khi chúng ta ăn phải các loại rau củ mọc dưới nước có nang trùng không được nấu chín kỹ hoặc ăn sống sẽ ăn theo cả nang trùng sán vào cơ thể và mắc bệnh. Ngoài ra chúng ta cũng có thể mắc bệnh do uống nước lã có nang trùng sán.

Nguyên nhân chính gây bệnh sán lá gan lớn là do giữ gìn vệ sinh ăn uống kém, ăn những rau củ mọc dưới nước còn sống (như rau cần nước, rau muống nước, cải xoong, rau ngổ, củ niễng, ngó sen...) hoặc uống nước lã có nang trùng.

Về triệu chứng của bệnh này cũng gần giống bệnh sán lá gan nhỏ, chủ yếu là rối loạn tiêu hoá, đau tức ở vùng gan, gầy sút, phù nề, có dấu hiệu viêm mạn tính ống mật, đôi khi có sốt, có biến chứng xuất huyết ống mật...

Phòng chống bệnh

Nguyên tắc phòng chống bệnh giun sán truyền qua thức ăn là cắt đứt mắt xích trong chu kỳ phát triển của ký sinh trùng, trong đó chủ yếu cắt đứt đường lây vào người do ăn các thức ăn chưa nấu chín. Đồng thời điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân để diệt trừ mầm bệnh và bảo vệ sức khoẻ, quản lý phân tốt, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, không làm hố xí cầu ao hoặc đổ ra ao, không cho cá ăn phân người.

Như vậy ở nước ta có cả hai loại sán lá gan lớn và nhỏ. Muốn đề phòng các loại sán lá trên chúng ta phải giữ gìn vệ sinh ăn uống thật tốt, thực hiện triệt để “ăn chín, uống nước đã đun sôi”, không ăn rau sống, không uống nước lã, không được ăn cá chưa nấu chín, nhất là món cá gỏi. Đây cũng là những biện pháp cơ bản để đề phòng không chỉ bệnh sán lá gan mà còn phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm và các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá khác.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: sán lá gan lớn

Tin cùng chuyên mục

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar