12/12/2015 08:29 GMT+7

Cán bộ “hoàng hôn nhiệm kỳ” 
kể chuyện đi học tập...Nam Phi

LÊ TRUNG - TẤN VŨ
LÊ TRUNG - TẤN VŨ

TT - Bất chấp khốn khó về ngân sách, hàng loạt quan chức tỉnh Quảng Nam ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” vẫn được sang tận Nam Phi học tập kinh nghiệm.

Trong danh sách 26 người đi học tập Nam Phi của Quảng Nam lần này có ba phu nhân của các quan chức, 15 người đã và sắp về hưu, số còn lại hầu như không tái cử ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2015-2020 vì... hết tuổi.

“Có học được gì đâu”

Đoàn do ông Lê Phước Thanh - nguyên bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - làm trưởng đoàn.

Ngoài ông Thanh còn có hàng loạt quan chức chủ chốt của tỉnh Quảng Nam đã cuối nhiệm kỳ và không tái cử gồm: ông Trần Kim Hùng - phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Lê Văn Lai - đại biểu Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Dung - trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, ông Ngô Văn Hùng - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.

Rồi hàng loạt bí thư huyện ủy sắp và đã về hưu như ông Nguyễn Tiến (bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Núi Thành), ông Nguyễn Văn Khương (bí thư Huyện ủy Duy Xuyên), ông Nguyễn Thế Tài (bí thư Huyện ủy Bắc Trà My)...

Đáng chú ý, trong danh sách khách mời còn có thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên giám đốc công an tỉnh) cùng vợ và hai người khác cũng là vợ các quan chức.

Trong quyết định 2977/QĐ-UBND cử đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu ký nêu rõ: “Đi khảo sát các cơ sở du lịch, dịch vụ, thương mại; học tập kinh nghiệm về công tác quy hoạch, xây dựng các đô thị, khu kinh tế, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên tại Nam Phi”.

Thời gian chín ngày từ ngày 5-9 đến 13-9-2015.

Khi được hỏi học tập được điều gì sau chuyến công tác, ông Nguyễn Tiến kể rằng thấy ở Nam Phi họ tổ chức du lịch tốt hơn nước mình.

“Họ đưa đến khu rừng mà trên tivi hay đưa về động vật hoang dã đấy! Đến coi được 2 con tê giác, 5-6 con ngựa vằn, mấy con chồn và 6-7 con voi” - ông Tiến nói.

Khi được hỏi có làm việc với lãnh đạo ban quản lý khu bảo tồn này để học hỏi kinh nghiệm gì không, ông Tiến bảo: “Không học được gì. Họ nhốt trên xe, tới nơi rồi thả xuống. Chỉ thấy mấy con tê giác ăn cỏ. Có học được gì đâu!”.

Khi được hỏi đây có phải là hình thức tổ chức du lịch cho các quan chức sắp hưu nghỉ không, ông Tiến thừa nhận: “Thật ra thì cũng có!”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Kim Hùng kể rằng tới Nam Phi rồi vào công viên quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã và tới mũi Hảo Vọng. Theo ông Hùng, đoàn cán bộ đi Nam Phi này là đoàn “cho một số đồng chí” trong tỉnh ủy đợt trước đại hội mà không tái cử nhiệm kỳ mới, mới được đi.

“Xem họ làm về vấn đề du lịch như thế nào, bảo tồn thiên nhiên như thế nào” - ông Hùng nói.

Trả lời câu hỏi đoàn đi toàn cán bộ không tái cử thì có học hỏi về áp dụng cho tỉnh nhà được gì không, ông Hùng nói: “Đã nói đi cái đoàn ưu đãi cho những người không tái cử nhiệm kỳ mới. Không phải đi học hỏi gì hết”.

Còn ông Bùi Quốc Đinh - chủ tịch HĐND TP Tam Kỳ - cho rằng: “Qua Nam Phi thứ nhất là xem trung tâm hành chính của họ, thứ hai là quy hoạch đô thị, cây xanh môi trường rất là tốt, rồi xem vùng quản lý thiên nhiên các động vật hoang dã. Từng người đi phải có trách nhiệm góp ý lại với địa phương mình.

Bản thân các đồng chí khi đi có trách nhiệm về tham gia với địa phương mình chứ đâu phải anh đi chơi rồi về anh nghỉ. Trong quá trình đi đều quán triệt hết. Còn lớp trẻ thì có thể đợt sau sẽ có cho đi nước ngoài. Tôi thấy đi đợt đó tốt chứ không có vấn đề gì!”.

Mang tiếng lắm!

Dù là người quản lý chủ chốt các vấn đề du lịch của tỉnh nhà, nhưng ông Đinh Hài - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam - không tham gia chuyến “học tập” này. Ông Hài lý giải mình có việc riêng nên không tham gia dù tên ông có trong danh sách.

Khi được hỏi các cán bộ đi “học tập” về có hiến kế cách gì hay ho từ chuyến công tác chưa, ông Hài cười bảo: “Thôi!”. Ông cũng không bình luận thêm gì về chuyến đi.

Tương tự, dù được Tỉnh ủy thuyết phục nhưng ông Nguyễn Sự - nguyên bí thư Thành ủy Hội An - không tham gia chuyến du lịch “hoàng hôn nhiệm kỳ” này. Ông Sự cho rằng ông không muốn đi bởi vì đi để làm gì? “

Đi học hỏi kinh nghiệm làm du lịch, mà làm du lịch ở nhà à? Chẳng giải quyết được vấn đề gì. Có phải tiền của mình đâu mà đi vô đi ra. Tiền của Nhà nước đi mệt lắm. Tôi không ưng, mang tiếng suốt đời” - ông Sự nói.

Cũng theo ông Sự thì việc đi này không phải là học tập, mà phải nói cho đúng, nói thẳng ra là phần ưu ái cho những người về hưu, sắp về hưu. “Việc gì phải nói đi học tập kinh nghiệm?” - ông Sự đặt vấn đề.

“Nhưng phải xác định rõ là tiền của ai đi, kể cả tiền doanh nghiệp thì cũng mang ơn mang nghĩa lắm! Trong khi đó anh em cấp dưới mình muốn đi một chuyến gần gần cũng khó khăn vì không có tiền để đi. Mình thấy áy náy lắm!” - ông Sự nói.

LÊ TRUNG - TẤN VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chào cờ đầu tiên ở phường Xuân Hòa, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đặt hàng xây dựng phường kiểu mẫu

Sáng 1-7, phường Xuân Hòa, TP.HCM tổ chức buổi chào cờ đầu tiên khi bắt đầu chính quyền đô thị 2 cấp.

Chào cờ đầu tiên ở phường Xuân Hòa, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đặt hàng xây dựng phường kiểu mẫu

Địa chỉ, trụ sở làm việc các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai từ 1-7

Từ 1-7, tỉnh Lào Cai mới (sáp nhập tỉnh Yên Bái và Lào Cai) có 99 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 89 xã và 10 phường, trong đó có 8 xã không thực hiện sắp xếp.

Địa chỉ, trụ sở làm việc các xã, phường thuộc tỉnh Lào Cai từ 1-7

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính về đất đai có thể xử lý được ở phường, xã mới

Hà Nội hướng dẫn thủ tục nào có thể xử lý ở Trung tâm phục vụ hành chính công cấp TP, thủ tục có thể xử lý ở điểm phục vụ hành chính cấp xã mới.

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính về đất đai có thể xử lý được ở phường, xã mới

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Trong mắt nhiều người, một nhân sự giỏi nghỉ việc khi mọi điều kiện dường như đều ổn là chuyện khó hiểu.

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Ông Trần Cẩm Tú: Hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam là bước ngoặt trong chiến lược phát triển

Theo ông Trần Cẩm Tú, Đà Nẵng mới vừa là thành phố có diện tích lớn nhất, vừa có nền tảng đa dạng, phong phú là khởi đầu thuận lợi.

Ông Trần Cẩm Tú: Hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam là bước ngoặt trong chiến lược phát triển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar