09/04/2020 09:18 GMT+7

Cần 240 bệnh nhân tình nguyện thử nghiệm thuốc chloroquine điều trị COVID-19

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Bộ Y tế đã có quyết định giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chủ trì đề tài nghiên cứu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc chloroquine điều trị COVID-19 trong 12 tháng.

Cần 240 bệnh nhân tình nguyện thử nghiệm thuốc chloroquine điều trị COVID-19 - Ảnh 1.

Thuốc viên Chloroquine Phosphate - Ảnh: Shutterstock

Theo đó, các đơn vị phối hợp thực hiện gồm có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện dã chiến Cần Giờ (nay là Bệnh viện điều trị COVID-19), Viện Pasteur TP.HCM và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU).

Để thực hiện nghiên cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên với khoảng 240 người bệnh đã dương tính với virus corona chủng mới. 

Các bệnh nhân sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên chia thành hai nhóm và cùng được điều trị theo phác đồ điều trị bệnh COVID-19 hiện nay của Bộ Y tế. Nhưng một nhóm sẽ được uống chloroquine và một nhóm không.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 8-4, giáo sư Guy Thwaites, giám đốc OUCRU, cho biết mục đích chính trong thử nghiệm lâm sàng lần này là để xem thuốc chloroquine có thể tiêu diệt virus corona chủng mới không, có thể làm giảm lượng virus trong mũi và họng người bệnh không.

"Chúng tôi hi vọng nếu thuốc có được hiệu quả đó, nó cũng sẽ làm tăng tốc độ bình phục cho người bệnh", ông Guy Thwaites nói, khẳng định thử nghiệm này sẽ tuân thủ mọi tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, đặt sự an toàn của những người tham gia lên hàng đầu.

Cũng theo ông Guy Thwaites, sở dĩ thử nghiệm lâm sàng với thuốc chloroquine được thực hiện tại Việt Nam vì Việt Nam có một quan điểm rất chủ động trong nghiên cứu lâm sàng và khoa học. 

OUCRU đã hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong gần 30 năm qua, cùng thực hiện rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng để giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam.

"Nếu thử nghiệm lần này cho thấy chloroquine tiêu diệt virus và giúp người bệnh bình phục nhanh, mang lại hiệu quả điều trị an toàn, không có các tác dụng phụ nghiêm trọng, khi đó Chính phủ sẽ xem xét việc cho phép điều trị thuốc với mọi bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên cần có những chứng cứ thuyết phục nhất từ các thử nghiệm lâm sàng trước khi làm điều đó", GS Guy Thwaites nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 8-4, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, chủ trì đề tài nghiên cứu nói trên, nhấn mạnh việc điều trị COVID-19 bằng chloroquine cho tới nay tại Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn chờ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để có thể đánh giá đúng mức hiệu quả cũng như tính an toàn của thuốc, do đó người dân không được tự ý mua và dùng thuốc này vì có thể bị ngộ độc, tử vong.

Việt Nam thử nghiệm chloroquine điều trị COVID-19

TTO - Bộ Y tế giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chủ trì nghiên cứu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc chlroquine điều trị COVID-19.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Người dân khi cần đến bệnh viện tuyến trên, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương, thì quyền lợi bảo hiểm y tế có được đảm bảo không?

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar