01/09/2017 18:18 GMT+7

Campuchia và Lào đạt thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới

NGUYỄN QUÂN
NGUYỄN QUÂN

TTO - Sau cuộc gặp kín hơn 2 giờ tại Phnom Penh, hai nhà lãnh đạo của Campuchia và Lào đã nhất trí 4 điểm quan trọng trong giải quyết vấn đề biên giới.

Campuchia và Lào đạt thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới - Ảnh 1.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thoungloun Sisoulith (phải) bắt tay trong cuộc họp báo tổ chức ở Phnom Penh ngày 1-9 - Ảnh chụp màn hình

Theo báo Bangkok Post của Thái Lan, sáng 1-9, tại thủ đô Phnom Penh, sau cuộc gặp kín dài hơn 2 giờ đồng hồ tại Cung Hòa Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisulith đã tổ chức họp báo về vấn đề biên giới giữa hai nước.

Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc gặp giữa Thủ tướng hai nước lần này là giai đoạn quan trọng, nhằm đưa hai nước tiến tới giải quyết dứt điểm các vấn đề biên giới còn tồn đọng.

Nhà lãnh đạo Campuchia đồng thời nhấn mạnh rằng nếu không có mối quan hệ gần gũi hơn 30 năm giữa hai Thủ tướng, vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ rất khó giải quyết.

Thủ tướng Hun Sen cho biết hai vị đã nhất trí 4 điểm quan trọng trong cuộc gặp này.

Một là, trong vài ngày tới, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước sẽ tiến hành họp tại thủ đô Phnom Penh để thảo luận, tìm kiếm và thống nhất các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề biên giới còn tồn đọng.

Hai là, phía Lào đồng ý kiểm tra, giải quyết 4 điểm còn tồn đọng theo đề nghị của phía Campuchia được nêu trong thư của Thủ tướng Hun Sen gửi Thủ tướng Lào.

Ba là, hai bên thống nhất để Ủy ban Biên giới hai nước xuống thực địa khu vực O'Tangav xem xét và phân định biên giới tại khu vực này.

Bốn là, hai Thủ tướng sẽ cùng ký vào bức thư đề nghị tổng thống Pháp hỗ trợ chuyển bản vẽ bản đồ biên giới Campuchia - Lào do Pháp vẽ trước đây từ tỉ lệ 1/100.000 sang bản đồ tỉ lệ 1/50.000 và cung cấp các tài liệu liên quan đến biên giới hai nước.

"Chúng tôi cũng sẽ đề nghị phía Pháp hỗ trợ mọi tài liệu liên quan vấn đề biên giới giữa Campuchia và Lào", Thủ tướng Hun Sen tuyên bố tại họp báo.

Thủ tướng Hun Sen khẳng định cuộc gặp này là nhằm giải quyết cả gói các vấn đề còn tồn đọng giữa biên giới hai nước, mà không chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể.

Thủ tướng Lào đồng ý với 4 điểm Thủ tướng Hun Sen nêu nói trên, đồng thời khẳng định quan hệ trực tiếp giữa hai Thủ tướng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề còn bất đồng.

Nhà lãnh đạo Lào đồng thời tin tưởng rằng vấn đề biên giới giữa hai nước sẽ được giải quyết trên tinh thần hữu nghị, công bằng, bằng các biện pháp hòa bình và không ai có quyền can thiệp.

Thủ tướng Lào cho biết ông đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp ở các cột mốc biên giới 033, 017, 032 và ở khu vực O’Svay thuộc tỉnh Strung Treng của Campuchia. 

Campuchia và Lào đạt thỏa thuận giải quyết vấn đề biên giới - Ảnh 2.

Binh sĩ Campuchia di chuyển ở thủ đô Phnom Penh ngày 12-8 trong bối cảnh được cho là lên biên giới với Lào - Ảnh: AFP

Trước đó, trong cuộc gặp ngày 12-8 tại thủ đô Vientiane của Lào, hai Thủ tướng cũng đã nhất trí hai bên sẽ cùng rút quân ra khỏi khu vực biên giới giữa tỉnh Attapue của Lào và tỉnh Strung Treng của Campuchia.

Căng thẳng giữa hai nước bất ngờ leo thang khi Thủ tướng Hun Sen, vào ngày 11-8, thông báo điều động binh lính, pháo và xe tải đến biên giới Lào và ra tối hậu thư để các binh lính Lào xâm phạm lãnh thổ Campuchia phải rút trước ngày 17-8. Ông thậm chí đe dọa động binh nếu Lào không rút quân.

Theo báo Bangkok Post, phía Campuchia cho rằng 30 binh sĩ Lào đã thâm nhập vào khu vực Strung Treng của Campuchia.

Sau đó, Thủ tướng Hun Sen bay sang Vientiane và gặp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith trong ngày 12-8.

Trong cuộc họp báo chung sau đó được truyền trực tiếp trên trang Facebook của ông Hun Sen, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết "tôi đã ra lệnh các cơ quan chức năng liên quan rút quân tại khu vực biên giới trước sáng mai (tức 13-8)".

Hiện tại có 121 trong số 145 cột mốc trên biên giới dài 533 km giữa hai nước Campuchia và Lào đã được cắm.

NGUYỄN QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào ngày 14-6 tới để kỷ niệm 250 năm thành lập lục quân Mỹ và sinh nhật của Tổng thống Donald Trump.

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Qatar giải thích về chuyện tặng máy bay 400 triệu USD: 'Không phải quà cho ông Trump'

Thủ tướng Qatar nói đề nghị tặng máy bay siêu sang không phải là món quà cá nhân dành cho Tổng thống Donald Trump, mà là một 'giao dịch giữa chính phủ với chính phủ'.

Qatar giải thích về chuyện tặng máy bay 400 triệu USD: 'Không phải quà cho ông Trump'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar