19/03/2020 09:31 GMT+7

Campuchia ngưng phát triển đập thủy điện trên sông Mekong

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Ông Victor Jona, một quan chức cấp cao của Bộ Khai mỏ và Năng lượng của Campuchia cho biết nước này sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong vòng 10 năm tới.

Campuchia ngưng phát triển đập thủy điện trên sông Mekong - Ảnh 1.

Hai mẹ con bên bờ sông Mekong ở Phnom Penh, Campuchia - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters ngày 18-3, vị quan chức này tiết lộ chính quyền Campuchia đưa ra quyết định trên theo khuyến nghị của một nghiên cứu Nhật rằng Campuchia nên phát triển các nguồn năng lượng khác, bao gồm điện than, khí thiên nhiên và năng lượng mặt trời hoặc nhập khẩu năng lượng từ các nước láng giềng.

Theo đó, ông Victor khẳng định "trong kế hoạch 10 năm tới, từ 2020 cho tới 2030, chúng tôi không có kế hoạch phát triển đập thủy điện" trên sông Mekong.

Với quyết định này, Lào, nước mới khánh thành hai đập trong vòng sáu tháng qua, là quốc gia duy nhất ở hạ lưu sông Mekong có kế hoạch phát triển đập thủy điện trên con sông quốc tế có ý nghĩa quan trọng với đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Nhiều chuyên gia các lĩnh vực đã cảnh báo đập thủy điện trên sông Mekong có thể tác động tới nguồn lợi thủy sản, nông nghiệp, sinh kế của 60 triệu dân sinh sống ven sông và những tác động về môi trường nghiêm trọng như sạt lở đất, thay đổi cường độ dòng nước, thúc đẩy hạn mặn trong năm hạn hán.

Trước đây, Campuchia từng thông báo kế hoạch phát triển hai đập thủy điện là Sambor và Stung Treng trên sông Mekong nhưng cả hai dự án đều bị hoãn.

Điện từ đập thủy điện mới hoàn thành Don Sahong ở Lào hiện đang được bán cho Campuchia theo một hợp đồng 30 năm.

Theo Reuters, Campuchia gặp thách thức về thiếu điện, năm 2019 là một năm thiếu điện tồi tệ nhất ở quốc gia này do nhu cầu về năng lượng tăng cao liên quan đến bùng nổ xây dựng các dự án do Trung Quốc đầu tư.

Chỉ 48% điện của Campuchia là từ nguồn sản xuất trong trong nước. Năm ngoái, Capuchia nhập khẩu 25% điện năng từ Việt Nam và Thái Lan.

Mekong: Khó mong nước từ Trung Quốc

TTO - Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ năm ở Lào, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc hứa 'tăng thêm nước' xuống hạ nguồn chống hạn.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar