29/11/2023 15:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Campuchia bỏ dự án nhiệt điện than 1,5 tỉ USD, hướng đến năng lượng sạch

Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia khẳng định nước này sẽ thay dự án nhiệt điện than trị giá 1,5 tỉ USD bằng dự án nhiệt điện khí mới.

Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Keo Rottanak tại một dự án điện mặt trời ở nước này - Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Keo Rottanak tại một dự án điện mặt trời ở nước này - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters ngày 29-11, Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia Keo Rottanak cho biết nước này vừa hủy dự án nhiệt điện than Botum Sakor với công suất 700MW, trị giá 1,5 tỉ USD tại một khu dự trữ sinh quyển dọc biển tây nam.

Thay vào đó Campuchia sẽ triển khai dự án nhiệt điện khí với công suất 800MW.

Ngoài ra Campuchia đang nghiên cứu xây một kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm nhập khẩu loại nhiên liệu này. Số LNG được nhập sẽ được tái hóa khí để vận hành nhà máy trên.

Nhiều khả năng kho cảng LNG trên sẽ là cơ sở cố định trên đất liền. Nếu hoàn thành, đây sẽ là kho cảng LNG đầu tiên của Campuchia, biến nước này thành thị trường nhập khẩu loại nhiên liệu này mới ở Đông Nam Á.

Việt Nam và Philippines mới gia nhập thị trường này trong năm nay. Hôm 29-10, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã cắt băng khánh thành kho cảng LNG Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là kho cảng LNG đầu tiên của Việt Nam, với tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỉ đồng.

Ông Rottanak cho biết: "Thủ tướng Hun Manet sẽ công bố việc hủy dự án điện than với công suất 700MW tại tỉnh Koh Kong. Dự án này sẽ bị thay thế bởi dự án điện khí với công suất 800MW dự kiến đi vào hoạt động sau năm 2030".

Vị bộ trưởng này không nêu rõ tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án nhà máy điện và kho cảng LNG mới.

Trước khi bị hủy, dự án Botum Sakor đã nhận chỉ trích gay gắt từ phía các nhà môi trường và người dân. Dự án này sử dụng một phần đất trong khu vực rừng rậm rạp nhất Campuchia và có thể ảnh hưởng đến sinh kế người dân địa phương.

Đặc biệt bụi than từ nhà máy Botum Sakor nhiều khả năng gây ô nhiễm khu dự trữ sinh quyển sát bên, nơi sinh sống của hàng chục loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo ông Rottanak, quyết định từ bỏ dự án này phản ánh cam kết hướng đến năng lượng sạch của Chính phủ Campuchia.

Phnom Penh hướng đến việc nâng tỉ trọng sản xuất năng lượng sạch của mình từ mức 52% vào năm 2022 lên 70% vào năm 2030.

Quốc gia Đông Nam Á này hướng đến mục tiêu đó qua những dự án điện mặt trời, điện gió và thủy điện mới.

Với việc dự án Botum Sakor bị hủy, Campuchia sẽ chỉ còn một dự án nhiệt điện than đang trong quá trình triển khai. Đó là nhà máy nhiệt điện cỡ nhỏ ở tỉnh Oddar Meanchey với công suất 265MW.

Campuchia khánh thành sân bay lớn nhất do Trung Quốc hỗ trợ

Campuchia vừa khánh thành sân bay mới lớn và nhất nước này - một dự án do Trung Quốc tài trợ, nhằm mở ra cửa ngõ mới dẫn đến điểm du lịch hàng đầu Campuchia là đền Angkor Wat.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 đến 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Phía Nga ngày 11-5 lên tiếng bác bỏ ý tưởng triển khai căn cứ NATO gần biên giới nước này, mặt khác khẳng định Tổng thống Putin vẫn luôn cởi mở với các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Chính phủ Anh đang tìm cách siết chặt các yêu cầu về visa nhằm hạn chế số lượng lao động đến nước này theo các con đường hợp pháp.

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar