09/12/2023 08:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cam sành Vĩnh Long lại rớt giá còn 2.000 đồng/kg

Tại Vĩnh Long, thủ phủ cam sành lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hiện thương lái thu mua cam sành giá chỉ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg và cũng chỉ mua theo hợp đồng đặt cọc cũ chứ không đến vườn thu mua cam mới.

Cam sành Vĩnh Long lại rớt giá còn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg - Ảnh: CHÍ HẠNH

Cam sành Vĩnh Long lại rớt giá còn từ 1.000 - 2.000 đồng/kg - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ông Nguyễn Văn Tâm (ngụ xã Trà Côn, huyện Trà Ôn) trồng 6 công cam sành, hiện đã quá lứa thu hoạch nhưng vẫn chưa bán được dù gọi cho thương lái nhiều ngày nay. "Hiện thương lái cứ kỳ kèo ép giá, cam loại 1 thì họ mua giá 2.000 đồng/kg, còn bán xô chỉ 1.000 đồng/kg. Vườn cam của tôi đã lỡ vụ, chín vàng, thương lái cứ ép giá, đến nay vẫn chưa bán được", ông nói.

Ở huyện Trà Ôn, hiện có rất nhiều vườn cam tới lứa thu hoạch nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ, nếu bán được thì giá cũng bị ép rất thấp. Ông Trần Văn Lắm (ngụ xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm) cho biết mùa này thời tiết thuận lợi nên vườn cam 8 công cho năng suất khoảng 40 tấn. Thương lái vào vườn mua với giá chỉ 1.000 đồng/kg. 

"Với giá này, tôi cầm chắc lỗ từ 60 - 70 triệu đồng/công. Bán thì lỗ, không bán thì trắng tay, vì cây cam sẽ hư hỏng, chết hoặc sản lượng mùa sau giảm mạnh", ông Lắm buồn rầu nói.

Theo ông Nguyễn Văn Tám - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trà Ôn, đây là mùa thuận nên giá cam rất bấp bênh. Những hộ trồng cam sành có liên kết bán được giá 4.000 - 5.000 đồng/kg, còn những hộ trồng bên ngoài bán khó hơn, có lúc bán 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Nhiều thương lái cho biết giá cam sành đến tay người tiêu dùng cũng ở mức rất thấp do cam đang vào chính vụ. Thời tiết mùa lạnh cũng đang đến nên nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Trong khi cam sành chỉ bán được ở thị trường trong nước.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, diện tích trồng cam sành đã liên tục tăng rất nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây. Nguyên nhân là giá cam những năm 2015 - 2020 luôn ở mức cao, lợi nhuận mang lại từ cây trồng này quá hấp dẫn. 

Đặc biệt trong mùa nghịch, giá cam có thể đạt mức 13.000 - 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác nên năng suất cam sành không ngừng cải thiện, từ 36,6 tấn/ha (2019) lên 44,1 tấn/ha (2023). Cũng có nhiều vườn cho năng suất gần 100 tấn/ha.

Do đó, với năng suất bình quân 70 tấn/ha, tổng diện tích 18.000ha, sản lượng cam sành đã vượt 900.000 tấn/năm. Trung bình nông dân trong tỉnh sẽ bán ra thị trường khoảng 3.000 tấn cam/ngày, rất khó cho khâu tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Liêm, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, cho biết hiện nay chi phí đầu tư cho sản xuất cam sành cũng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu dùng để bơm tát, công lao động, giống... tăng rất cao. Bình quân giá thành sản xuất gần 8.000 đồng/kg, quy ra giá trị đầu tư trên 350 triệu đồng/ha. Đó là chưa kể một số trường hợp nông dân thuê đất trồng cam với chi phí từ 50 - 80 triệu đồng/ha/năm.

Những năm gần đây nông dân liên tục mở rộng diện tích khiến sản lượng tăng mạnh. Sức mua yếu nhưng lượng cung quá ồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. 

"Để giải quyết tình trạng cung vượt cầu, trước mắt cần hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm cam sành tại thị trường các vùng miền khác và một số nước lân cận. Về lâu dài, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT đàm phán xuất khẩu cam sành chính ngạch sang Trung Quốc", ông Liêm nói.

Cam sành rớt giá thê thảm, có loại chỉ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg

Nông dân Vĩnh Long đang lâm cảnh vô cùng khó khăn vì cam sành rớt giá thê thảm. Có loại bán không ai mua, hoặc mua 1.000 - 2.000 đồng/kg khiến người dân lỗ nặng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar