03/12/2015 11:00 GMT+7

Cảm ơn cô đã cho con tập làm đầu bếp, lao công

NGUYỆT NGA
NGUYỆT NGA

TT - Tôi muốn tri ân cô giáo của con mình bởi chính những bài học nhỏ mà con nhận được trong những giờ học ngoại khóa hay trong buổi trưa là những bài học giá trị mà bấy lâu nay tôi cho là chuyện nhỏ.

​Từ khi lên lớp 4, con như người lớn hơn. Con không chịu để mẹ đút cơm, thậm chí sau bữa ăn con còn giúp mẹ thu dọn bát đũa và xung phong rửa bát nữa. Nếu như trước đây con tắm xong là để quần áo trong thau thì giờ đây con tự tay giặt quần áo của mình.

Xưa nay tôi quen chiều chuộng con, không bao giờ để con đụng tay vào việc gì cả. Thế nên trước sự tự giác của con, tôi rất ngạc nhiên.

Tôi hỏi thì con thú thật: “Cô giáo lớp con chỉ dẫn đấy mẹ ạ”. Tôi được biết vì học bán trú nên cô giáo tận dụng cơ hội buổi trưa để hướng dẫn các con tự phục vụ bản thân mình và những việc vặt trong nhà như lau bàn ăn, lặt rau và tập vào bếp. Thế nên các con được làm quen và phân biệt giữa những dụng cụ nấu ăn trong bếp như dao, thớt, nồi, chảo... mà ở nhà cha mẹ lại xem thường, thậm chí là không muốn con lại gần vì sợ con bị đứt tay hay bị bỏng.

Nghe con nói, tôi nhận ra các con đã rất thích thú, hào hứng khi được vào vai “chú đầu bếp”, điều mà ở nhà, tôi đã không cho con cơ hội được học những kỹ năng nhỏ ấy.

Không những vậy, các con còn được vào vai “cô lao công” trong trường như quét dọn lớp, trường, sắp xếp bàn ghế, lau bảng, nhặt rác bỏ vào thùng. Có lẽ hành động tranh thủ dạy thêm “nữ công gia chánh” và những kỹ năng nhỏ trong cuộc sống, đôi khi chỉ đơn giản là dọn dẹp phòng, sắp xếp bàn học, sách vở nhưng lại không được chú trọng trong nhiều gia đình chứ không chỉ riêng nhà tôi.

Trước đây, thi thoảng tôi vẫn đút cơm cho con ăn và luôn xem đó là hành động chăm sóc và yêu thương con. Tôi không để ý cách cầm đũa của con, cũng không quan trọng việc con mời bố mẹ trước bữa ăn. Thế nên khi con biết gắp thức ăn mời bố mẹ, biết quan tâm mỗi khi bố đi làm về hay mẹ mệt mỏi, tôi phải cảm ơn cô giáo của con mình.

Có lẽ đến lúc tôi thấy mình không chỉ tự hào khi con đạt điểm cao, giành thành tích này nọ mà vui mừng khi con trưởng thành từng ngày nhờ sự tận tình, tâm huyết của cô giáo.

Kỹ năng sư phạm khi đứng lớp đối với thầy cô giáo là quan trọng, nhưng tôi đánh giá và ghi nhận cái tâm của cô nhiều hơn bởi chỉ khi yêu học trò, cô mới có thể làm được những điều đó.

Khoảng thời gian ít ỏi buổi trưa mà con đã học được rất nhiều điều, tưởng nhỏ nhặt nhưng lại là những kỹ năng thiết yếu góp phần giúp con tự lập trong tương lai.

Thế mới biết xung quanh chúng ta vẫn còn không ít tấm lòng thầy cô sáng trong không tì vết.

NGUYỆT NGA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar