12/12/2015 08:36 GMT+7

Cảm hóa trẻ “lạc lối”

TẤN ĐỨC - NGỌC TÀI
TẤN ĐỨC - NGỌC TÀI

TT - Nhiều đứa trẻ bơ vơ, “lạc lối” đang được Công an 
TP Cao Lãnh, Đồng Tháp cưu mang, cảm hóa, tạo việc làm.

Nụ cười đã trở lại trên gương mặt những đứa trẻ bơ vơ, lạc lối - Ảnh: Ngọc Tài

Giờ đây các bạn đã ngoan hơn, không còn quậy phá, phạm pháp...

Từ tiệm rửa xe...

Nép bên dòng sông Cao Lãnh, tiệm rửa xe của mấy đứa trẻ lang thang ở phường 3, TP Cao Lãnh lúc nào cũng chộn rộn tiếng cười, nói. Tiệm làm ăn ngày càng khấm khá, ngoài việc tự nuôi sống bản thân, các em còn tích lũy được ít tiền gửi về gia đình - điều chỉ mới cách đây vài tháng có nằm mơ các em cũng không dám nghĩ tới.

“Mấy đứa ráng chăm chỉ làm việc để chú còn giới thiệu bạn bè, người quen qua đây ủng hộ” - đại tá Trần Văn Đoàn, trưởng Công an TP Cao Lãnh, nhắc nhở. “Dạ, chú cứ yên tâm, tụi con rửa sạch bóng hà, khách đến đây một lần là ghiền luôn cho coi” - Nguyễn Hồ Nam (14 tuổi) đang lau chiếc xe Lead vừa rửa xong cho khách nói.

Cha mẹ Nam ly hôn từ khi em mới chập chững biết đi. Được ông bà ngoại vốn cũng không mấy dư dả cưu mang, cho đi học, nhưng chỉ được tới lớp 4 thì Nam bỏ ngang, bắt đầu cuộc sống lang thang kiếm miếng ăn và cả những trò phá phách.

Rê tay lên những vết sẹo trên hai cẳng chân, Nam kể: “Đây là dấu tích từ hồi em tụ tập với mấy đứa bạn cùng cảnh, ngày đi kiếm ăn, đêm về thường lấy gầm cầu, kệ hàng trong chợ để ngủ, cho tới khi bị mấy chú công an “hốt” về trụ sở”.

Sau khi tìm hiểu, sàng lọc, Nam cùng hai trẻ cơ nhỡ khác được Công an TP Cao Lãnh xuất tiền đầu tư hơn chục triệu đồng cất tạm mái nhà và mua sắm máy bơm, bình nén hơi và các món đồ nghề khác để các em rửa xe.

Rồi Nam "bật mí": “Có việc làm và được mọi người tin tưởng em vui lắm, tự hứa sẽ không làm gì cho mọi người buồn nữa. Ông bà ngoại mà biết em thay đổi như vầy chắc hết hồn luôn”. Niềm vui kiếm được tiền bằng chính sức lao động của bản thân làm khuôn mặt Nam thêm rạng rỡ...

“Khả năng có giới hạn, chúng tôi không thể giúp đỡ hết số trẻ em lạc lối, cơ nhỡ ngoài xã hội, nhưng kỳ vọng những trường hợp cảm hóa được sẽ là tấm gương cho những đứa trẻ cùng trang lứa, từ đó kéo giảm tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp

Đại tá Trần Văn Đoàn

Tới tiếp sức ước mơ

Sỹ “còm” là biệt danh của Nguyễn Văn Sỹ (15 tuổi) nhà ở phường 3. Cha mẹ chia tay, Sỹ về sống với cậu mợ từ hồi bé tí. Thiếu sự quan tâm dạy dỗ của người lớn, em dần bướng bỉnh, thường hay đi chơi khuya và “nhẵn” mặt với mấy chú công an phường. Sau khi tỏ tường hoàn cảnh của Sỹ, Công an phường 3 đã thu xếp chỗ ăn, nghỉ rồi tìm nghề phù hợp cho em học.

“Lúc mấy chú hỏi muốn học nghề gì, em nói ngay ước mơ từ nhỏ là sửa được xe máy. Ban đầu mấy chú khuyên cân nhắc vì thấy tướng tá em nhỏ con, sợ không làm được. Nhưng thấy em say mê, các chú đã tìm chỗ cho em học. Mấy bữa đầu em cũng sợ làm không nổi, nhưng rồi em phát hiện sửa xe không cần dùng sức nhiều, chủ yếu là biết thế” - Sỹ phân trần.

Rồi cu cậu lẹ làng dắt chiếc xe đạp ra, trước khi nhấn bàn đạp còn quay mặt nói với: “Buổi trưa mấy anh lớn tuổi thường đi ăn, em tranh thủ tới tiệm để có xe thì mình được giao sửa. Chứ chỉ nhìn không thì lâu cứng nghề lắm”.

Nhỏ hơn Sỹ một tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Luân cũng được cưu mang, cho cùng ăn cùng ở nhà tập thể với các chiến sĩ Công an phường 11. Luân cũng mơ học nghề sửa xe và được bố trí theo học ở một tiệm trên quốc lộ 30. Có điều trước khi học nghề, mọi người phải lên kế hoạch “cai nghiện” game cho em.

“Phải cai từ từ, cắt cái rụp Luân giở chứng, trốn đi thì coi như công cốc. Nghĩ vậy, ban đầu mỗi ngày chúng tôi cho Luân chơi 20 phút, sau đó giảm dần xuống còn 10 phút, rồi 5 phút. Giờ thì thấy game, em nó cũng không thèm nữa”, một chiến sĩ Công an phường 11 kể.

Về chủ trương dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ “lạc lối”, đại tá Trần Văn Đoàn bộc bạch: “Mấy lần cùng anh em tuần tra ban đêm thấy các em áo quần phong phanh, vất va vất vưởng. Lúc gom về trụ sở gặng hỏi mới biết gia đình ít quan tâm. Đứa không cha, đứa sống với chú, với cô, cậu, ông bà. Múc cho mỗi đứa một tô cháo đêm, tụi nhỏ ăn mà tay còn run run vì đói, người cứng rắn như tôi cũng không cầm lòng được. Mà cứ tuần tra gom về, thả ra là các em lại tái phạm thì không phải là cách lâu dài, phải tìm cách cảm hóa triệt để”.

Nếu chỉ nói suông thì không ăn thua nên ông Đoàn bàn với anh em trong đơn vị tìm cách tiếp cận, tập hợp những đứa trẻ lang thang, tìm hiểu hoàn cảnh, nguyện vọng cụ thể của từng em, để từ đó có quyết định phù hợp. Ngoài những em đã có nghề rửa xe, nhiều em khác cũng được hỗ trợ học nghề theo sở thích, được cho mượn vốn để bán vé số.

“Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, góp phần phòng ngừa tội phạm trong xã hội, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ban giám đốc công an tỉnh rất ủng hộ và sẽ mạnh dạn nhân rộng mô hình này trong thời gian tới. Tuy nhiên trong quá trình triển khai phải chắt chiu giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thật sự, đồng thời phòng ngừa tâm lý ỷ lại vào sự giúp đỡ của chúng tôi mà phía gia đình lại bỏ bê các em” - thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn, giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp, nói.

Thêm hai điểm rửa xe mới

Công an TP Cao Lãnh vừa khai trương hai điểm rửa xe khác ở phường Hòa Thuận và phường 6, mỗi điểm giao cho 3-4 em phụ trách. Vậy là bước đầu hơn chục em đã có việc làm.

“Bình quân mỗi ngày các điểm rửa xe nhận được vài chục chiếc (tiền công rửa 12.000 đồng/xe), toàn bộ thu nhập của tiệm sẽ chia đều cho các em. Tuy nhiên để hạn chế các em tiêu xài phung phí, tiền sẽ được chia vào cuối tuần và được giao cho gia đình các em để tiện quản lý” - đại tá Trần Văn Đoàn cho biết.

TẤN ĐỨC - NGỌC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar