22/03/2023 05:30 GMT+7

Cầm đồ trá hình: một đồng vốn, sáu đồng lãi

Hồ sơ được ghi là cầm đồ nhưng bên cho vay không cần giữ món đồ nào. Vay 5 triệu đồng nhưng chỉ nhận được 750.000 đồng, và lãi suất tính ra hơn 600%/năm.

Màn hình quảng cáo cho vay trong ngày tràn ngập trên mạng và “hợp đồng cầm đồ” lãi suất cắt cổ - Ảnh: MINH QUÂN

Màn hình quảng cáo cho vay trong ngày tràn ngập trên mạng và “hợp đồng cầm đồ” lãi suất cắt cổ - Ảnh: MINH QUÂN

Những chiêu thức cho vay kiểu "cầm đồ" mà không cần có đồ mang đi cầm như "thòng lọng" mới đang treo trên mạng.

Giải ngân khoản vay chỉ với 250.000 đồng

Tôi vào trang M.C. hỏi vay tiền. Theo lời quảng cáo, chỉ cần 15 - 60 phút là tiền sẽ vào tài khoản (hoặc ví điện tử) người vay. Và tôi chưng hửng khi chỉ nhận được 250.000 đồng sau khi đăng ký vay 5 triệu đồng. 

Tiền vô tài khoản rồi mà trả lại cũng mất lãi và phí như lúc thanh toán tới hạn. Bên cho vay nói là khoản vay lần đầu thấp để xem người vay có trả nợ đúng hạn hay không, khoản vay tiếp theo sẽ không cần xét hồ sơ và số tiền sẽ được nâng lên.

Tôi lại phải tìm đến nơi khác. Trên trang V. chỉ chuyển 750.000 đồng so với nhu cầu 5 triệu đồng. Thời gian vay 10 ngày, tổng lãi và gốc đến hạn là 888.000 đồng. 

Tôi nhẩm tính, tiền lãi cho 10 ngày là 138.000 đồng (tương đương gần 19%/10 ngày). 

Thử nhân lãi suất ấy cho 30 ngày vay thì khoản tiền lãi phải trả là 414.000 đồng/tháng (tương đương lãi suất 56%/tháng). 

Như vậy chỉ cần cho vay 750.000 đồng, hết 12 tháng họ sẽ nhận về gần 6 triệu đồng: một khoản đầu tư lời không tưởng và kinh khủng!

Câu hỏi đặt ra là kiểu cho vay lãi "cắt cổ" dưới vỏ bọc cầm đồ này vì sao hoạt động công khai vậy? Mong cơ quan chức năng truy cùng diệt tận kiểu cho vay này.

Cầm đồ mà không cầm đồ

Tại sao người đi vay phải trả lãi cao như vậy? Trong hợp đồng cho vay, ngoài lãi suất như trên các trang quảng cáo đến người vay (từ 18 - 25%/năm), còn nhiều chi phí khác nữa. 

Bên cho vay không dám đưa lãi suất lên cao để "né" mức có thể vướng tội cho vay nặng lãi. 

Khi "thẩm định hồ sơ", họ ghi vào hợp đồng một dịch vụ cầm đồ chính là cái điện thoại người vay đang gọi hoặc đang có.

Thực ra, người vay không có nhu cầu cầm đồ và họ cũng chưa từng muốn cầm giữ món đồ đó. Nghĩa là bên cho vay họ cũng chưa bao giờ nhìn thấy và thẩm định cái điện thoại ấy. 

Đây là một "hợp đồng khống", nhằm thu tiền lãi dựa trên dịch vụ "cầm đồ" không có trong thực tế - một hình thức trục lợi với người có nhu cầu gấp cần tiền. 

Trong nút "tick" vào ô "đồng ý" với các điều khoản, bên cho vay chưa từng có việc cung cấp hợp đồng "cầm đồ" cho người vay đọc mà phải mặc nhiên "đồng ý" với các điều khoản nếu muốn được giải ngân.

Người đi vay chỉ biết lãi suất chỉ như công bố (khoảng 20%/năm, tùy theo thời điểm). Chỉ khi nhận tiền xong mới được cung cấp hợp đồng vay, hợp đồng cầm cố, hợp đồng tư vấn, điều khoản phạt, các loại phí khác... đủ các kiểu. Khi đó mới biết mức lãi thực tế cao cỡ nào. 

Nếu không cẩn trọng tính toán kỹ thì khi nhận tiền tức là khi mất tiền nhiều gấp bội. Và mức lãi phải trả sẽ vô cùng lớn nếu vay lần tiếp theo với số tiền lớn.

Dịch vụ cầm đồ biến tướng

Thay vì để lại món đồ có giá trị tại tiệm cầm đồ rồi nhận một món tiền, đóng lãi hằng tháng đến khi chuộc lại món đồ như cách "truyền thống", hoạt động cầm đồ thời gian gần đây biến tướng thiên hình vạn trạng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Cầu 220 tỉ ở Quảng Nam thi công 'rùa bò', gia hạn 8 lần vẫn chưa xong

Dự án cầu Tam Tiến và đường dẫn ở huyện Núi Thành sau nhiều năm thi công 'rùa bò', gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến 8 lần, đến nay vẫn dở dang.

Cầu 220 tỉ ở Quảng Nam thi công 'rùa bò', gia hạn 8 lần vẫn chưa xong

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar