20/11/2018 11:54 GMT+7

Cảm biến đeo theo dõi nồng độ oxy trong máu theo thời gian thực

CAO CƯỜNG
CAO CƯỜNG

TTO - Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) đã phát triển một cảm biến đeo có khả năng lập biểu đồ mức độ oxy trong máu qua da theo thời gian thực.

Cảm biến đeo theo dõi nồng độ oxy trong máu theo thời gian thực - Ảnh 1.

Ảnh: INTERNET OF BUSINESS

Cách đo oxy trong máu "truyền thống" vốn dùng thiết bị kẹp ngón tay để theo dõi độ bão hòa oxy theo thời gian.

Yasser Khan, thành viên nhóm nghiên cứu, tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính, cho biết: "Đó là cách vừa phức tạp vừa hạn chế, chúng tôi muốn quá trình này diễn ra linh hoạt hơn, đem lại kết quả tốt hơn, và cùng nghiên cứu sáng tạo nên cảm biến đeo mới."

Cảm biến này được chế tạo từ các thiết bị điện tử hữu cơ, có thể phát hiện mức độ oxy trong máu cục bộ, trên từng cơ quan nhất định.

Nó được in lên nhựa uốn cong để giúp điều chỉnh tương thích với các phần khác nhau của cơ thể, hỗ trợ lập biểu đồ oxy hóa và theo dõi mức oxy trong máu 24/7 cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân đường hô hấp và thậm chí bệnh nhân ngưng thở khi ngủ.

Nổi bật hơn cả là cảm biến còn hoạt động với đèn LED chiếu ánh sáng đỏ và hồng ngoại qua da. Tùy thuộc vào trạng thái oxy hóa trong máu, các tỉ lệ ánh sáng khác nhau sẽ được truyền qua da.

Điểm hạn chế duy nhất là ánh sáng sẽ không hoạt động tại các vùng dày của cơ thể, chẳng hạn như trán, cánh tay và chân, vì hầu như ánh sáng không thể đi qua được.

Để giải quyết vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển một cách để đo nồng độ oxy trong máu bằng cách sử dụng ánh sáng phản xạ thay vì ánh sáng truyền qua, ứng dụng đặc tính của đèn LED hữu cơ để nhúng vào các cảm biến mỏng và dễ uốn hơn.

Đưa hai công nghệ lại với nhau, thiết bị đã có thể phát hiện mức độ oxy trong máu ở bất cứ đâu trên cơ thể.

Ana Claudia Arias, giáo sư về kỹ thuật điện và khoa học máy tính, đánh giá: "Thiết bị này có thể giúp các bác sĩ theo dõi quá trình chữa bệnh trong thời gian thực, cải thiện chăm sóc bệnh nhân và cứu mạng sống của rất nhiều người."

CAO CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Trong một nghiên cứu, trẻ được xem hoặc nghe năm phút quảng cáo thức ăn nhanh. Hành vi sau đó của trẻ khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Giữa lúc sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết, các "dịch vụ trị liệu" mọc lên nhan nhản, không phép. Trong khi đó quy định của pháp luật chưa kịp đi cùng thực tế loại hình này.

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar