04/03/2025 12:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cách thức tuyển sinh, đăng ký xét tuyển đại học thay đổi ra sao?

Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 dự kiến sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là không còn xét tuyển sớm đã khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.

Cách thức tuyển sinh, đăng ký xét tuyển đại học thay đổi ra sao? - Ảnh 1.

Phần lớn phụ huynh, học sinh đang có rất nhiều về đăng ký xét tuyển đại học năm 2025 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo bà Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - quy chế tuyển sinh đại học sửa đổi sẽ được ban hành trong vài ngày tới.

"Những điều chỉnh, đổi mới trong quy định về xét tuyển đại học năm 2025 hướng đến việc đảm bảo công bằng và cơ hội tiếp cận các phương thức xét tuyển với mọi thí sinh. Chỉ cần nắm vững quy trình xét tuyển trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ thuận lợi trong xét tuyển vào tất cả các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc", bà Thủy khẳng định.

Quá nhiều thắc mắc về đăng ký xét tuyển

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhiều phụ huynh cho biết bản thân họ và con sắp tham gia kỳ tuyển sinh đại học cảm thấy băn khoăn, lo lắng trước những điểm dự kiến thay đổi của quy chế tuyển sinh đại học năm 2025.

Bà Hoàng Hà (phụ huynh ở TP.HCM) cho biết con bà năm nay học lớp 12, những thông tin về tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi lớn khiến cả nhà đều lo.

"Năm ngoái con của bạn tôi được đăng ký xét tuyển sớm, rồi mới thi tốt nghiệp THPT và sau đó được đăng ký xét tuyển tiếp nữa. Cuối cùng thấy báo trúng tuyển 4-5 trường, rồi mới bàn để quyết định chọn học ngành, trường. Nhưng năm nay nghe nói không còn được xét tuyển sớm, chỉ có thể trúng tuyển một ngành, một trường duy nhất.

Rất nhiều học sinh hiện vẫn chưa chọn được ngành, đề thi theo chương trình mới chưa biết ra sao. Do vậy chúng tôi đang thấy lùng bùng và áp lực quá. Cả con và tôi đều sợ xảy ra tình huống không vô đúng được nguyện vọng mong muốn, hoặc trượt hết", bà Hà chia sẻ.

Nhiều phụ huynh và học sinh hiện vẫn chưa hiểu cách thức đăng ký xét tuyển đại học sẽ thực hiện ra sao, đặc biệt là việc đặt nguyện vọng, chọn phương thức xét tuyển, thông tin về tổ hợp môn xét tuyển…

Ông Quốc Hùng (phụ huynh ở Tiền Giang) thắc mắc: "Thông tin tuyển sinh các trường công bố mỗi trường xét tuyển nhiều phương thức khác nhau, vậy thí sinh đăng ký xét tuyển ở trường hay ở đâu? Điểm trúng tuyển có khác biệt giữa các nguyện vọng và thí sinh có thể trúng tuyển nhiều nguyện vọng rồi sau đó mới chọn 1 để xác nhận nhập học không?"

Thu Hằng - một học sinh ở Bình Dương - cũng cho hay hiện nhiều bạn cùng lớp vẫn chưa hiểu rõ việc đăng ký xét tuyển năm nay ra sao: "Em nghe bạn nói nếu rớt nguyện vọng 1 thì không được xét các nguyện vọng còn lại. Dù trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học cũng loại, rồi mới xét nguyện vọng 2?".

Cách thức xét tuyển ra sao?

Theo Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy, năm 2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định về xét tuyển sớm. Các trường có thể xét tuyển thẳng theo quy chế của bộ để chọn những thí sinh có năng lực vượt trội, tài năng.

Số thí sinh còn lại đều tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch của bộ. Các kỳ thi tuyển sinh riêng (đánh giá năng lực, năng khiếu…) vẫn diễn ra bình thường. Kết quả các kỳ thi này sẽ đưa lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của bộ để xét cùng đợt.

ThS Phùng Quán - chuyên gia tư vấn tuyển sinh Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết xét tuyển sớm được hiểu là việc xét tuyển được thực hiện và công bố kết quả "trúng tuyển có điều kiện" trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Hiện nay các trường vẫn có nhiều phương thức xét tuyển như xét học bạ; xét kết quả thi đánh giá năng lực; xét kết hợp điểm thi THPT với điểm thi năng khiếu, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, SAT…

Khi không còn xét tuyển sớm đồng nghĩa với việc tất cả phương thức xét tuyển đều phải xét tuyển cùng một đợt sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Về cách thức tuyển sinh, đối với các kỳ thi riêng thí sinh vẫn phải đăng ký dự thi theo quy định của các đơn vị tổ chức thi để lấy kết quả đăng ký xét tuyển. Đối với xét tuyển học bạ phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12 (các năm trước nhiều trường chỉ xét 5 kỳ ở cấp THPT, không tính điểm học kỳ II lớp 12).

Dựa vào thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh, các trường tự tải dữ liệu từ hệ thống về để xét tuyển, xác định điểm chuẩn trúng tuyển của từng phương thức. Sau đó đưa kết quả xét tuyển trở lại hệ thống chung của bộ để lọc ảo.

"Tất cả thí sinh năm nay đều phải đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của bộ. Trước khi đăng ký xét tuyển thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường để chọn ngành, chọn trường, biết rõ tổ hợp môn xét tuyển từ đó đăng ký nguyện vọng phù hợp, giúp tăng cơ hội trúng tuyển.

Việc xét tuyển được thực hiện cùng lúc, hệ thống có thể xử lý tất cả dữ liệu của thí sinh có để xét tuyển cho các em trúng tuyển vào nguyện vọng tốt nhất", ông Quán giải thích.

Cách thức tuyển sinh, đăng ký xét tuyển đại học thay đổi ra sao? - Ảnh 4.

ThS Phùng Quán giải đáp thắc mắc về cách thức đăng ký xét tuyển cho phụ huynh và học sinh trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại TP.HCM năm 2025 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Nên đăng ký xét tuyển thế nào?

TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Công nghiệp TP.HCM - khuyên thí sinh không nên lo lắng, cần tập trung học thật tốt để có điểm số tốt nhất trong học kỳ II năm lớp 12. Với các bạn đã đầu tư cho các kỳ thi đánh năng lực, thi năng khiếu cũng cần cố gắng để có kết quả tốt nhất.

"Khi đăng ký xét tuyển trên hệ thống, thí sinh mạnh dạn sắp xếp nguyện vọng vào ngành, trường mình yêu thích nhất theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Khi xét tuyển các trường sẽ dựa vào điểm số ở từng phương thức, nếu rớt nguyện vọng trên sẽ tự động xét tiếp nguyện vọng sau. Điểm chuẩn được xác định dựa trên điểm và chỉ tiêu.

Thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc ở nhiều phương thức khác nhau, nhưng chỉ được trúng tuyển vào một ngành, một trường duy nhất. Cũng như năm trước, sau khi trúng tuyển thí sinh vẫn phải xác nhận nhập học trên hệ thống của bộ", ông Nhân cho biết.

Theo TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - do năm nay lần đầu thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới, quy chế tuyển sinh cũng có nhiều điểm mới nên thí sinh lo lắng.

Những năm trước, thí sinh có thể trúng tuyển sớm ở vài phương thức nên yên tâm hơn, nhưng với quy chế mới năm nay có phần hồi hộp hơn khi không còn xét tuyển sớm.

"Tuy nhiên thật ra những thay đổi chủ yếu liên quan đến khâu kỹ thuật trong xét tuyển. Về phía thí sinh, cơ hội trúng tuyển không giảm đi. Điều quan trọng là thí sinh cần phải xác định được ngành học mình yêu thích, ôn tập kỹ để có kết quả thi tốt nhất; đồng thời tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường và đăng ký xét tuyển đúng quy trình để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường yêu thích nhất", ông Hạ khuyên.

Quy chế tuyển sinh đại học sửa đổi sẽ tăng cơ hội trúng tuyển

Bà Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) - khẳng định như vậy về quy chế tuyển sinh đại học sửa đổi sẽ được ban hành trong vài ngày tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar