24/05/2024 08:57 GMT+7

Cách thải độc rượu bia bằng thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm

Sau mỗi bữa tiệc tùng vui vẻ, nhiều người phải đối mặt với cảnh chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi... do nạp quá nhiều chất cồn vào người. Lúc này, hãy thử sử dụng những thực phẩm dễ kiếm dưới đây giúp thải độc rượu, bia khá hiệu quả.

Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe - Ảnh minh họa: TƯỜNG VY

Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe - Ảnh minh họa: TƯỜNG VY

Lạm dụng rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, rượu bia còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra các vấn đề xã hội như mất trật tự an toàn xã hội, mất an toàn giao thông.

Tuy nhiên, sau những buổi tiệc có rượu bia thì làm gì để giảm những tác hại đến sức khỏe?

Giải rượu bia bằng thực phẩm

ThS Nguyễn Xuân Tuấn (giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết lạm dụng rượu bia, ăn đồ nhiều dầu mỡ khiến lượng độc tố tích tụ gây giảm tuổi thọ, thậm chí tử vong.

Những thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm dưới đây giúp giải rượu, bia rất tốt:

- Bột sắn dây: Đây là loại đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích với những tác dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, giải độc... Uống bột sắn dây giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu, bia.

Cho khoảng 2 thìa bột sắn dây vào cốc to nước lọc, khuấy đều đến khi bột sắn dây tan hết, cho thêm chút đường vào, khuấy đều là có thể uống được. Để tăng thêm hương vị, có thể vắt thêm nửa quả chanh, với người thích uống lạnh có thể cho thêm chút đá.

- Chanh: Quả chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, sát trùng… Sau khi uống rượu bia, uống một cốc nước chanh ấm sẽ giúp giải rượu, bia hiệu quả.

Ngoài ra, cách chế biến lại rất đơn giản, chỉ cần lấy một cốc nước ấm, vắt chanh vào, thêm vài lát gừng và một chút mật ong là sẽ có ly nước thơm ngon, lại giúp giảm các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu, bia.

- Đậu xanh: Đậu xanh được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể giúp giải độc rượu rất hiệu quả.

Để giải rượu, bia có thể chế biến đậu xanh với nhiều cách như nấu cháo đậu xanh, xay đậu xanh lấy nước uống sống hoặc hòa nước đậu xanh chín để uống… Cháo đậu xanh không những tốt cho tiêu hóa mà còn giúp người say chống lại tình trạng khó chịu, mệt mỏi.

Mẹo làm giảm độc hại của rượu bia

Theo ThS Trần Đức Cảnh (Bệnh viện K), cơ bản việc sử dụng đồ uống có cồn đều không tốt, dù uống trong mức được khuyến cáo. Uống bia rượu liên tục khiến gan, thận hoạt động quá mức, gây quá tải, ảnh hưởng sức khỏe.

Một số cách có thể giảm bớt tác hại của rượu bia như: uống không quá liều lượng, ăn trước và trong khi uống, hoặc uống nhiều nước.

Mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720ml bia hoặc 300ml rượu vang hoặc 60ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360ml bia hoặc 150ml rượu vang hay 30ml rượu whisky. Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh sau khi uống rượu có thể bị nhiễm lạnh do mạch máu dưới da bị giãn, tăng thoát nhiệt.

Ngoài ra, nên ăn một vài lát bánh mì, bánh quy từ ngũ cốc nguyên hạt để giảm tác hại của rượu bia tới niêm mạc dạ dày, ruột, giảm nôn và giảm khả năng hấp thụ nồng độ cồn vào máu, bởi uống rượu bia khi đói dễ khiến bạn say, axit trong dạ dày tăng kích thích dạ dày hơn, dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Sau khi uống rượu, cách để đào thải chất cồn nhanh ra khỏi cơ thể là uống nhiều nước. Ngoài nước lọc, có thể uống một số loại nước khác như: nước chanh, nước mía, nước dừa tươi…

Chăm sóc người say rượu

Theo các chuyên gia về sức khỏe, người thân nên khuyên người say ngưng uống và đi nghỉ. Không để người say tự đi lại hoặc sử dụng phương tiện giao thông sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Đặt người say ở tư thế nằm nghiêng để phòng nếu bị nôn sẽ tránh được nguy cơ sặc chất nôn vào phổi.

Khoảng 1-2 tiếng lại đánh thức người bị say rượu để phòng ngừa nguy cơ nạn nhân bị hôn mê mà người nhà không biết.

Theo dõi nếu thấy người say có một trong các dấu hiệu như bất tỉnh, thở khò khè, thở yếu, nhịp thở không đều, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, cấp cứu kịp thời.

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng rượu bia và thuốc lá điện tử.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar