09/10/2024 16:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cách nào giải quyết kẹt xe không lối thoát ở Bình Thạnh?

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết xem ảnh flycam kẹt xe không lối thoát ở quận Bình Thạnh tối 8-10, nhiều bạn đọc tranh luận về nguyên nhân dẫn đến kẹt xe.

Kẹt xe không lối thoát ở Bình Thạnh, không chỉ do đường chật? - Ảnh 1.

Cảnh chụp từ trên cao cảnh kẹt xe tại ngã tư Ung Văn Khiêm - Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, từ chiều đến tối 8-10, nhiều tuyến đường quanh bến xe Miền Đông cũ, quận Bình Thạnh, TP.HCM kẹt xe "như nêm", người đi đường không có lối nào để thoát.

Bên cạnh những bức xúc, tiếp tục phản ánh thực trạng kẹt xe mà người dân đã chịu đựng trong thời gian qua, một số bạn đọc đã lý giải vì sao dẫn đến tình trạng này.

Mỗi người biết nhường một chút, vài phút sẽ qua đoạn này

Chia sẻ về việc kẹt xe kinh hoàng tối qua, bạn đọc Phúc Đức kể: "Tôi rẽ vào đường Ung Văn Khiêm từ gần 18h mà đến hơn 20h mới đi được tới Phạm Văn Đồng (cách khoảng 5km). Đường ngập, người đi đường tự biến đường 2 chiều thành 1 chiều nên thành ra kẹt cứng, không lối thoát".

Bạn đọc thie****@gmail.com cho biết phải hủy "kèo" ăn tối ở Bình Quới vì cả nhóm bạn bị kẹt xe không thể nhúc nhích từ cầu Kinh Thanh Đa đến ngã năm Đài Liệt sĩ.

Theo bạn đọc Tuấn Mập H3, hiện có đa số người đi xe gắn máy thường xuyên lấn làn, gây kẹt xe. Cơ quan chức năng phải xử phạt mạnh tay hơn để răn đe, giúp người dân chấp hành đúng luật giao thông.

Trong khi đó một bạn đọc khác lại nhấn mạnh việc kẹt xe một phần do ô tô lấn làn xe máy. Có những người ý thức tham gia giao thông rất kém, thấy kẹt xe vẫn lao lên bất chấp đèn đỏ nên rối loạn luồng xe.

"Giá mà mỗi người biết nhường và chậm lại một chút, thì chỉ mất vài phút là qua được đoạn kẹt. Đằng này họ tự "khóa đường" cả tiếng ở ngã tư. 

Ngoài ra người dân có thể dùng điện thoại cá nhân, mở ứng dụng Google Maps lên xem tình hình giao thông như thế nào để chọn tuyến đường đi cho phù hợp", một bạn đọc hiến kế.

Theo bạn đọc Phương Trần, "dù có ý thức đến cách mấy thì đường sá cũng không thể thông thoáng hơn. Tốc độ phát triển xe cá nhân, đặc biệt xe ô tô cũng đang tăng rất nhanh, trong khi hạ tầng giao thông lại phát triển chưa tương xứng".

Kẹt xe không lối thoát ở Bình Thạnh: Ý thức, quy hoạch đâu mới là nguyên nhân?  - Ảnh 2.

Xe cộ ken đặc ở đường Nguyễn Gia Trí (D1) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Niềm vui đường không kẹt xe, mưa không ngập, bao giờ?

Về giải pháp cho tình trạng này, bạn đọc Phát đề xuất đã đến lúc cần nghiên cứu để hạn chế ô tô đi lại trong nội thành TP.HCM như cách Singapore đang làm, để hạn chế việc xe ô tô đi lại.

"Tôi thấy có rất nhiều ô tô 4-7 chỗ nhưng chỉ có 1 người, không chở thêm ai. Điều này vô hình trung tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng, nhất là vào giờ cao điểm.

Ngoài ra, chính quyền cũng nên tính đến biện pháp giãn dân, điều chỉnh khoảng cách giữa các trường học, khu dân cư... một cách hợp lý. Có như vậy mới có thể giảm tình trạng kẹt xe như hiện nay", bạn đọc Phát gợi ý.

Theo bạn đọc Nhân, mỗi năm TP.HCM có thêm hàng chục ngàn sinh viên đến học, ra trường nhiều sinh viên chọn làm việc ở TP.HCM. 

Điều này khiến TP.HCM quá tải. Nếu không có biện pháp kéo giãn dân cư ra ngoại thành và phát triển giao thông công cộng, kết nối giao thông với các tỉnh lân cận thì bài toán giải hoài cũng không ra kết quả.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Đức cho rằng kẹt xe là điều không thể tránh khỏi khi đường quá ít và quá hẹp, trong khi các dự án giao thông thời gian triển khai quá lâu. Với dân số ngày càng đông, nhưng đường sá không mở và không có đường mới thì kẹt xe là tất yếu.

Một số bạn đọc cho rằng việc mở đường trên cao sẽ phần nào giúp giải quyết nghẽn giao thông ở khu vực quận Bình Thạnh, vì nhà cửa san sát nhau khó giải phóng mặt bằng để mở rộng đường hiện hữu.

Việc sớm xây dựng các dự án hạ tầng giao thông và tăng cường xử phạt để thay đổi ý thức đi đường của người dân sẽ là hai vấn đề giải quyết kẹt xe căn cơ. Từ đây, mọi người có thể mau chóng đến công ty hoặc trở về nhà trong niềm vui không còn cảnh kẹt xe, đường ngập nữa.

Giải quyết kẹt xe ở TP.HCM, cần xử lý ngay nút thắt cổ chai và lấn chiếm lề đường

Khi chưa có điều kiện lẫn thời gian làm cầu vượt, đường trên cao, đường hầm... việc cần làm ngay là xử lý các nút thắt cổ chai và lấn chiếm lòng lề đường để góp phần làm giảm kẹt xe ở TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đăng tin giả lên mạng: chơi dao có ngày đứt tay!

Một phụ nữ vừa bị cơ quan có thẩm quyền tỉnh Khánh Hòa xử phạt 5 triệu đồng vì đăng thông tin, hình ảnh sai sự thật trên Facebook.

Đăng tin giả lên mạng: chơi dao có ngày đứt tay!

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Việc tăng giá đất nông nghiệp là cần thiết để giảm áp lực tài chính khi đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng...

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar