19/07/2023 09:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cách làm mới phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ

Trong ngày ra mắt và hội nghị đầu tiên Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ diễn ra hôm qua 18-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã đặt ra "bài toán" về nguồn lực đầu tư hạ tầng toàn vùng để tìm lời giải.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề cùng các đại biểu tại hội nghị  - Ảnh: HỮU HẠNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề cùng các đại biểu tại hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhiều ý tưởng, giải pháp đã được đề xuất như thay đổi cách làm, lập quỹ phát triển hạ tầng vùng, áp dụng một số nội dung cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (nghị quyết 98) cho cả vùng... với mục tiêu chung thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Hội đồng hoạt động phải hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính, phải tạo ra của cải vật chất. Theo đó, tập trung vào ba khâu đột phá chiến lược, đồng thời tập trung xử lý ba vấn đề lớn trong những năm tới là vấn đề ách tắc giao thông, vấn đề môi trường, vấn đề nhà ở.

Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH

Làm cách cũ, 100 năm mới xong metro

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đông Nam Bộ, thẳng thắn: "TP.HCM và Hà Nội sẽ phải mất 100 năm mới hoàn thành 8 - 9 tuyến metro nếu theo cách làm cũ". 

Theo ông Dũng, 16 năm qua, TP.HCM chưa làm xong 20km thuộc tuyến đường sắt metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), còn tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) loay hoay giải phóng mặt bằng. 

Theo bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 342.000 tỉ và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 396.500 tỉ đồng, tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa. Nhu cầu vốn rất lớn, quan trọng giải pháp nào để có đủ nguồn lực.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần cách làm mới để huy động, khai thác các nguồn lực mới, cơ hội mới làm đòn bẩy đẩy nhanh việc đầu tư mạng lưới metro. 

Vì vậy, trong 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính của hội đồng trong sáu tháng cuối năm 2023 mà ông Dũng nêu, đáng chú ý có nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư. Nhóm giải pháp này gồm có nghiên cứu lập quỹ phát triển hạ tầng vùng, cũng như huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. 

Tinh thần đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Ưu tiên nguồn ngân sách trung ương từ nguồn dự phòng, tăng thu để đầu tư các dự án cấp bách liên vùng.

Riêng TP.HCM, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép TP vay một khoản đủ lớn khoảng trên dưới 20 tỉ USD để hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị (metro) theo quy hoạch. 

Từ đó giải quyết việc ùn tắc giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mạnh mẽ và mở rộng không gian TP bằng cách kéo dài đường sắt TP.HCM qua các địa phương. 

Đồng thời, góp phần phát triển các đô thị vệ tinh, tận dụng không gian ngầm và phát triển được các mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) dọc các tuyến metro.

Đồ họa: T.ĐẠT

Đồ họa: T.ĐẠT

Tập trung hình thành kết nối chiến lược

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiều đến các yêu cầu về tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cấp bách phải đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng. 

Từ đó, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Thủ tướng cơ bản thống nhất với dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2023. Thủ tướng giao các thành viên hội đồng khẩn trương đôn đốc, có ý kiến góp ý và hoàn thiện các thủ tục liên quan nhằm sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch liên quan đến vùng. Các địa phương cũng sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh, nhất là TP.HCM.

Thủ tướng cho biết ông và Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc này để hình thành được sự kết nối về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kết cấu hạ tầng tạo không gian kinh tế thống nhất giữa các địa phương trong vùng. 

"Quy hoạch phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn; phải chỉ ra và phát huy được các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hạn chế, hóa giải các khó khăn, tồn tại, thách thức", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, một số đại biểu đề xuất nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, vượt trội trong nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM cho cả vùng Đông Nam Bộ để tạo cơ chế phát triển và thúc đẩy liên kết vùng. 

Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất các cơ chế, chính sách đổi mới, nhằm phát triển vùng. Trong đó có các cơ chế, chính sách về điều phối, phát triển liên kết vùng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ điều phối cấp bộ, cấp tỉnh với tổ chức, biên chế gọn nhẹ. Sử dụng bộ máy, nhân lực đang có và giao việc cụ thể, bảo đảm các tổ điều phối bắt tay ngay vào các nhiệm vụ liên quan đến điều phối và liên kết vùng. 

Công tác tham mưu của tổ điều phối của các bộ, ngành, các địa phương cần chủ động, sáng tạo, mạnh dạn đề xuất các ý tưởng hay, cách làm mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá. 

Bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, TP trong vùng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân công, hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao nhất, báo cáo kết quả theo quy định.

Tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy thử nghiệm trên đường ray đoạn qua TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy thử nghiệm trên đường ray đoạn qua TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thủ tướng làm chủ tịch hội đồng vùng

Theo quyết định thành lập, Thủ tướng là chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Hội đồng này có 10 nhiệm vụ chính, ngoài ra sẽ có những nhiệm vụ khác do Thủ tướng giao.

Trong đó có nhiệm vụ đề xuất với Thủ tướng về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu tại nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều phối các hoạt động lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch tỉnh, TP trong vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng, tiểu vùng.

Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để định hướng, dẫn dắt các nguồn lực đầu tư nước ngoài (FDI, vốn doanh nghiệp, tư nhân), thúc đẩy đầu tư theo phương thức công tư (PPP), nhất là trong phát triển hạ tầng chiến lược, quan trọng của vùng.

Ông Phan Văn Mãi (chủ tịch UBND TP.HCM):

Cần cơ chế đặc thù cho vùng bằng hoặc hơn cho TP.HCM

TP.HCM nhất quán quan điểm mở rộng liên kết vùng để phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, phục vụ sự phát triển chung của đất nước. TP.HCM đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng như thành lập quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng.

Mặt khác, lập trung tâm kiểm soát bệnh tật vùng và xây dựng mạng lưới bệnh viện tuyến cuối của vùng. Cùng với đó, thành lập trung tâm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và trung tâm dữ liệu quy hoạch, kinh tế cho cả vùng.

Điều quan trọng, cần nghiên cứu xây dựng và đề xuất ban hành cơ chế đặc thù vùng như nghị quyết 98 của Quốc hội cho TP.HCM, thậm chí vượt trội hơn.

Trong đó, áp dụng ít nhất cho các lĩnh vực phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD), sử dụng ngân sách địa phương cho vùng, khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo, thu hút nhà đầu tư chiến lược, phân cấp - phân quyền.

Ông Võ Tấn Đức (phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai):

Làm nhanh cầu Cát Lái tăng kết nối với TP.HCM

Cảng hàng không quốc tế Long Thành chưa đưa vào sử dụng mà tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, nên Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 - 12 làn xe đảm bảo lưu lượng sau khi đưa dự án vào sử dụng.

Bên cạnh đó, Đồng Nai và TP.HCM đã thống nhất hướng tuyến, quy mô cầu Cát Lái. Tuy nhiên theo quan điểm TP.HCM, thời gian thi công đầu tư xây dựng cầu Cát Lái sau năm 2030.

Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo thống nhất triển khai dự án cầu thay phà Cát Lái trong giai đoạn hiện nay, thay vì sau năm 2030 theo như đề xuất của TP.HCM.

TS Trương Minh Huy Vũ (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM):

Cần quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng

Việc Thủ tướng chỉ đạo lập quỹ phát triển hạ tầng vùng là một điểm đột phá quan trọng. Quỹ này sẽ là một công cụ tài chính chiến lược. Thủ tướng với tư cách chủ tịch hội đồng vùng nên là chủ tịch hội đồng quản lý quỹ và một lãnh đạo hội đồng vùng điều phối đảm nhận vai trò giám đốc quỹ.

Quỹ cần có cơ chế huy động được đa dạng các nguồn lực tài chính khác nhau với cơ chế mở. Mặt khác, cần ưu tiên nguồn lực của quỹ vào các dự án giao thông mang tính liên vùng, gồm các dự án đi qua nhiều tỉnh thành, cũng như việc mở rộng các tuyến metro từ TP đi các địa phương.

Cùng với đó, có thể sử dụng quỹ để hỗ trợ các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

TS Trần Du Lịch (Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia):

Sớm có quy hoạch vùng

Việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ sẽ biến ước mơ phát triển vùng thành hiện thực. Trong đó vấn đề quan trọng cấp bách là cần sớm có quy hoạch vùng. Hiện các địa phương trong vùng đang quy hoạch kinh tế - xã hội, hội đồng vùng cần tính toán các quy hoạch địa phương nằm trong tổng thể định hướng quy hoạch vùng.

Trong đó phải đề ra tiểu vùng trung tâm gồm TP.HCM, phía nam tỉnh Bình Dương, phía tây nam tỉnh Đồng Nai để có quy hoạch tổng thể.

Thủ tướng: Nghiên cứu lập quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan nghiên cứu hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng, cố gắng hoàn thành trong quý 3-2023.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Thời tiết hôm nay 17-5: Miền Nam chiều mưa rào, miền Bắc mưa rất to

Hôm nay 17-5, thời tiết Bắc Bộ mưa rào đến mưa rất to, cần chú ý lũ quét, sạt lở. Nam Bộ mưa rào chiều tối.

Thời tiết hôm nay 17-5: Miền Nam chiều mưa rào, miền Bắc mưa rất to

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar