29/04/2018 10:19 GMT+7

Các trường Anh tháo bỏ đồng hồ vì học sinh không biết coi giờ

LÊ THANH HẢI (Theo Telegraph)
LÊ THANH HẢI (Theo Telegraph)

TTO - Các trường học Anh gỡ bỏ đồng hồ truyền thống trong phòng thi vì học sinh... không biết cách xem giờ.

Các trường Anh tháo bỏ đồng hồ vì học sinh không biết coi giờ - Ảnh 1.

Ủa, còn mấy phút nữa thì hết giờ thi nhỉ?

Các trường học ở Anh đang gỡ bỏ những chiếc đồng hồ truyền thống khỏi các phòng thi vì học sinh ở độ tuổi thiếu niên không biết cách xem giờ, Hiệp hội hiệu trưởng cho biết.

Hiện tại, các giáo viên đang phải lắp đặt các thiết bị kỹ thuật số sau khi học sinh tham dự các kì thi GCSE và A-level (tương đương với cấp 2 và cấp 3) than phiền rằng các em gặp khó khăn trong việc xem đúng giờ trên những chiếc đồng hồ truyền thống.

Malcolm Trobe, phó tổng thư ký Hiệp hội hiệu trưởng các trường phổ thông và đại học (ASCL), cho rằng thế hệ trẻ giờ đây đã trở nên quen với việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật số.

"Thế hệ hiện tại không giỏi đọc giờ trên các chiếc đồng hồ truyền thống như những thế hệ lớn tuổi hơn", ông nói với Telegraph.

"Các em quen với việc thấy giờ dưới dạng kĩ thuật số trên điện thoại và máy tính của mình. Gần như mọi thứ các em có đều là kĩ thuật số, vì thế các thế hệ trẻ chỉ được tiếp xúc với thời gian được thể hiện dưới dạng kĩ thuật số ở mọi nơi".

Ông Trobe, một cựu hiệu trưởng, nói rằng các giáo viên muốn học sinh của mình càng cảm thấy càng thoải mái càng tốt trong những kì thi. Theo ông, có một chiếc đồng hồ truyền thống trong phòng thi có thể là nguyên nhân của sự căng thẳng không cần thiết.

Ông cho biết các trường học đang cố gắng làm cho mọi thứ càng dễ dàng và đơn giản càng tốt cho học sinh trong suốt những kì thi.

"Bạn không muốn chúng cứ giơ tay lên hỏi còn bao nhiêu thời gian nữa, phải không nào? Do vậy, điều không thể tránh khỏi là các trường sẽ cố gắng hết sức để làm cho các học sinh của mình cảm thấy thoải mái nhất. 

Thật sự thì có một thuận lợi lớn khi việc sử dụng những chiếc đồng hồ kĩ thuật số trong các phòng thi vì học sinh ít bị nhầm lẫn thời gian hơn nhiều khi phải chạy đua với thời gian", ông nêu quan điểm.

Một số giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về vấn đề này trên các mạng xã hội, sau khi có người thuyết trình về đề tài này tại một hội nghị về giáo dục ở London.

Stephanie Keenan, trưởng bộ môn tiếng Anh tại trường trung học Ruislip ở tây bắc London, cho hay trường của cô đã lắp đặt các đồng hồ kĩ thuật số trong hội trường lớn dành cho những kì thi sau khi các giáo viên đồng ý rằng nhiều học sinh ở các lớp 9, 10, 11 không thể đọc được giờ trên một chiếc đồng hồ truyền thống.

Cheryl Quine, trưởng bộ môn tại trường Cockermouth và là chủ tịch của West Cumbria Network, cho biết thêm trường của mình đã phát hiện ra rằng trẻ em đang có vấn đề trong chuyện đọc giờ "khi một số em không thể biết chiếc đồng hồ trong phòng thi chỉ mấy giờ".

Theo lý thuyết, trước khi lên trung học, các em học sinh sẽ có thể đọc được giờ trên một chiếc đồng hồ truyền thống. Dù vậy, trong thực tế điều này thường không đúng, thầy Trobe cho biết.

"Có thể hơi buồn nếu các em lên trung học mà không thể đọc được giờ trên mặt chiếc đồng hồ. Mọi người hi vọng rằng chúng ta sẽ dạy cho các em đọc được đồng hồ, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được lợi ích của những chiếc đồng hồ kĩ thuật số trong các phòng thi", ông nói.

Đầu năm nay, một bác sĩ nhi khoa lâu năm cảnh báo rằng trẻ em đang ngày càng thấy khó cầm bút mực và bút chì do sử dụng công nghệ quá mức. Sally Payne, bác sĩ trị liệu nhi khoa tại quỹ Trái tim nước Anh, cho biết khi trẻ em được giao một cây bút chì ở trường, chúng ngày càng không thể cầm được nó.

"Để có thể nắm chặt một cây bút chì và di chuyển nó, bạn cần có sự kiểm soát mạnh mẽ các cơ nhỏ ở những ngón tay. Trẻ em cần nhiều cơ hội phát triển các kĩ năng đó".

"Dễ giao cho đứa trẻ một chiếc iPad hơn là khuyến khích chúng chơi những trò xây dựng cơ bắp như xây dựng các khối nhà, cắt, dán, hay kéo đồ chơi, kéo dây. Vì điều này, chúng ta không đang phát triển những kĩ năng nền tảng bên dưới mà các em cần có để cầm chặt được một cây bút chì", bà cho hay.

TTO - Đồng hồ là vật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Nhưng bạn có biết trước khi có đồng hồ, người ta xem giờ như thế nào?

LÊ THANH HẢI (Theo Telegraph)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Cả nước có 28.862 tiến sĩ đang làm giảng viên cơ hữu ở các trường đại học. Bình quân mỗi trường có 119 tiến sĩ.

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Hàng trăm học sinh lớp 12 tại các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nhận học bổng sớm từ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Tuyển chọn khoảng 300 ứng viên để đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo lộ trình trở thành giảng viên, nhà khoa học chất lượng cao.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Chính phủ trình Quốc hội hai dự thảo nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi; miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026.

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Ngày 22-5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar