24/10/2022 20:17 GMT+7

Các triệu chứng chính của COVID-19 đã thay đổi?

TTXVN
TTXVN

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các bệnh nhân đã báo cáo hàng chục triệu chứng khác nhau, từ các dấu hiệu giống như cảm lạnh cho đến những triệu chứng lạ hơn như sưng lưỡi.

Tuy nhiên, giống như tất cả các loại vi rút, các triệu chứng chính liên quan đến COVID-19 đã thay đổi và tùy theo tình trạng tiêm chủng của mỗi người.

Mới đây, ứng dụng theo dõi sức khỏe ZOE - sản phẩm chung của các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Trường Y tế cộng đồng Harvard T.H. Chan và Cao đẳng King’s College London, Đại học Y Stanford - đã cập nhật danh sách mới về các triệu chứng mắc COVID-19 phổ biến nhất.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng đối với những người tham gia khảo sát ở cả ba nhóm (tiêm đầy đủ, tiêm một liều và chưa tiêm), bốn trong số năm triệu chứng phổ biến nhất đều giống nhau, gồm: đau họng, chảy nước mũi, ho dai dẳng và đau đầu.

Tuy nhiên, mức độ phổ biến của bốn triệu chứng trên cũng như triệu chứng thứ 5 giữa ba nhóm trên là khác nhau.

Đối với những người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19, triệu chứng phổ biến thứ 5 là nghẹt mũi. Với những người đã tiêm một liều, đó là chứng hắt hơi và ở những người chưa tiêm vắc xin là sốt. Những người đã tiêm phòng cũng cho biết họ bị hắt hơi thường xuyên hơn những người chưa tiêm.

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất trong ba nhóm bệnh nhân, được sắp xếp theo tần suất mà các tình nguyện viên báo cáo:

Các triệu chứng chính của COVID-19 đã thay đổi? - Ảnh 1.

Trong số những người tiêm chủng đầy đủ, các triệu chứng được báo cáo trong thời kỳ đầu của đại dịch đã trở nên ít phổ biến hơn, như mất khứu giác, sốt và khó thở. Hiện tượng này cũng tương tự ở những người không tiêm vắc xin. Theo ZOE, hắt hơi và sổ mũi trước đây không được coi là triệu chứng chính của nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Một số triệu chứng khác như ớn lạnh hoặc rùng mình, "ngón chân COVID" và đau bụng thường gặp trước đây hiện cũng đã giảm.

Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ vẫn liệt kê các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc cơ thể, buồn nôn và tiêu chảy là các triệu chứng COVID-19 có thể xảy ra. Đó là những triệu chứng đã được liệt kê vào năm 2021 và 2020.

Mặc dù ZOE không cung cấp chi tiết về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này hoặc biến thể vi rút SARS-CoV-2 liên quan đến chúng, giới nghiên cứu nhận thấy các triệu chứng của Omicron, hiện là biến thể thống trị trên thế giới, dường như nhẹ hơn so với biến thể Delta trước đây.

Bệnh nhân nhiễm Omicron đã báo cáo về tình trạng đau họng nhiều hơn, trong khi ít bị mất khứu giác hơn so với những người nhiễm Delta. Thời gian hồi phục của những người đã tiêm chủng cũng nhanh hơn so với bệnh nhân mắc Delta.

Theo tiến sĩ Sergio Segarra, giám đốc tại Bệnh viện Baptist ở Miami, vào đầu năm nay, khi biến thể phụ BA.5 của Omicron trở nên thống trị tại Mỹ, các bệnh nhân trẻ tuổi đã báo cáo về tình trạng mệt mỏi tột độ.

Dựa trên dữ liệu của CDC Mỹ, BA.5 vẫn là chủng nổi bật nhất tại quốc gia này, tiếp theo là BA.4.6, BQ.1.1 và BQ.1. Delta và các biến thể Omicron như BA.1.1 và BA.2 đã không còn được phát hiện nữa.

Một số chuyên gia y tế đã bày tỏ lo ngại về việc các triệu chứng hàng đầu của COVID-19 trở nên giống như cảm lạnh và cúm - các loại vi rút thường xuất hiện vào mùa đông - có thể khiến công tác chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn.

Tiến sĩ Ilan Shapiro, giám đốc phụ trách vấn đề y tế của AltaMed có trụ sở tại Los Angeles, nói: "Thời điểm hiện tại, nhiều loại vi rút bắt đầu bùng phát. Chúng ta có bệnh cúm, rhinovirus, và rất nhiều loại khác". Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xét nghiệm, vì cách điều trị đối với mỗi loại vi rút lại khác nhau.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất, ngành y tế TP.HCM sẽ sớm tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo.

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Một bệnh nhi suýt phải mất thị lực vĩnh viễn do xử lý dị vật không đúng cách, may mắn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị kịp thời.

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Cứu thành công nữ sinh viên béo phì bị nguy kịch vì nhiễm trùng

Một trường hợp nhiễm trùng nguy kịch tưởng chừng tử vong đã được Bệnh viện Nhân dân Gia Định chữa khỏi ngoạn mục. Ứng dụng kỹ thuật ECMO tiên tiến đã giúp bệnh nhân béo phì trẻ tuổi vượt qua cửa tử.

Cứu thành công nữ sinh viên béo phì bị nguy kịch vì nhiễm trùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar