17/09/2008 01:08 GMT+7

Các phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại

HOÀI CHI (Theo CNN)
HOÀI CHI (Theo CNN)

TT - Kênh CNN vừa có cuộc bầu chọn những phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, trong đó VN có một phim được bầu chọn là Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Ðặng Nhật Minh.

Phóng to

Poster phim Bao giờ cho đến tháng mười - Ảnh tư liệu

TT - Kênh CNN vừa có cuộc bầu chọn những phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, trong đó VN có một phim được bầu chọn là Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Ðặng Nhật Minh.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Chiếm ưu thế trong danh sách bầu chọn là các bộ phim của Trung Quốc (năm phim), kế đến là Nhật Bản (ba phim), Hàn Quốc và New Zealand xếp hạng ba (hai phim). Còn lại VN và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Iran, Thái Lan, Philippines, Ấn Ðộ, lãnh thổ Ðài Loan đều có một phim. Dưới đây là danh sách các phim CNN lựa chọn:

- In the mood for love (Tâm trạng khi yêu, đạo diễn Vương Gia Vệ, Hong Kong/Trung Quốc, 2000). Phim đã mang về cho Lương Triều Vỹ giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2000.

- Mother India (Mẹ Ấn Ðộ, Mehboob Khan, Ấn Ðộ, 1957). Một trong những bộ phim hàng bom tấn đầu tiên và còn được xem như Cuốn theo chiều gió kiểu Ấn Ðộ. Ðây cũng là bộ phim đầu tiên của Ấn Ðộ được đề cử Oscar phim nước ngoài xuất sắc nhất (1957).

Phóng to
Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc trong phim In the mood for love
- The host (Quái vật sông Hàn, Bong Joon Ho, Hàn Quốc, 2006). Ðược xem là một trong những bộ phim về quái vật tuyệt vời nhất từ trước đến nay; xấp xỉ 20% dân số Hàn Quốc xem phim này.

- Syndromes and a century (tạm dịch: Hội chứng và một thế kỷ, Apichatpong Weerasethakul, Thái Lan, 2006). Phim đoạt giải thưởng Bông sen vàng dành cho phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á 2007 ở Deauville, Pháp.

- Whale rider (Người cưỡi cá voi, Niki Caro, New Zealand, 2002). Phim đem lại sự nổi tiếng cho diễn viên Keisha Castle - Hughes, khi đó mới 12 tuổi, qua đề cử Oscar nữ diễn viên xuất sắc nhất do diễn xuất tuyệt vời của cô trong vai Pai.

- Still life (Người tốt ở Tam Hiệp, Giả Chương Kha, Trung Quốc, 2006). Giành được giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice 2006, bộ phim dựa trên chất liệu thật là cuộc sống cơ cực của người dân sống ở con đập Tam Hiệp chắn ngang dòng sông Dương Tử.

- Shower (Nhà tắm công cộng, Trương Dương, Trung Quốc, 1999). "Một phim hài thuần khiết, trong trẻo nhưng không thể coi thường!..." - tờ New York Times đã bình như thế về bộ phim. Phim được đề cử phim châu Á xuất sắc nhất của Giải thưởng điện ảnh Hong Kong.

- Shall we dansu? (Masayuki Suo, Nhật Bản, 1998). Ðây là nguyên bản của bộ phim Shall we dance? (Bạn nhảy/Vũ điệu yêu thương) năm 2004 do Hollywood dàn dựng với hai ngôi sao Jennifer Lopez và Richard Gere.

- The ballad of Narayama (Keisuke Kinoshita, Nhật Bản, 1958). Bộ phim kể về câu chuyện một làng quê ở Nhật hồi thế kỷ 19, nơi thực phẩm khan hiếm đến nỗi những người già 70 tuổi phải leo lên ngọn Narayama băng giá để tìm cái chết nhằm giúp gia đình họ bớt đi một miệng ăn.

- Infernal affairs (Vô gian đạo, Lưu Vỹ Cường và Mạch Thiệu Huy, Hong Kong/ Trung Quốc, 2002). Phim hình sự trinh thám xuất sắc của điện ảnh Hong Kong. The departed - phiên bản Hollywood của phim này là bộ phim làm lại đầu tiên của Hollywood giành giải Oscar phim hay nhất.

- Mandala (Im Kwon Taek, Hàn Quốc, 1981). Bộ phim đầu tiên làm nên tên tuổi của đạo diễn tài danh Im Kwon Taek.

- To live (Phải sống, Trương Nghệ Mưu, Trung Quốc, 1994). Bộ phim nước ngoài xuất sắc nhất thuộc hệ thống giải Bafta; được đề cử Cành cọ vàng (Cannes 1994); đề cử Quả cầu vàng (1995).

- Bao giờ cho đến tháng mười (When the tenth month comes, Ðặng Nhật Minh, VN, 1984). Một bức tranh đầy màu sắc về những vết thương của chiến tranh từ góc nhìn của một góa phụ trẻ. Bộ phim được phát hành trên toàn thế giới với tên The love doesn’t come back.

- Himala’ (Ishmael Bernal, Philippines, 1982). Một bộ phim có góc quay đậm nét chân phương về xã hội và lề thói văn hóa khắc nghiệt mà những người dân của thế giới thứ ba phải gánh chịu.

- A touch of Zen (King Hu, Hong Kong/Ðài Loan, 1969). Bộ phim Trung Quốc đầu tiên giành được chiến thắng tại Cannes. Nó cũng là phim có nhiều ảnh hưởng lên siêu phẩm Ngọa hổ tàng long của Lý An sau này.

- Ikiru (Akira Kurosawa, Nhật Bản, 1952). Một phim về việc đi tìm lẽ sống sau những trải nghiệm và nhất là khi biết mình đã bị ung thư thời kỳ cuối.

- Utu (Geoff Murphy, New Zealand, 1983). Chuyện phim kể về cuộc báo thù của một chiến binh thuộc bộ tộc Maori - người từng phục vụ trong quân đội Anh nhưng dân làng và gia đình của anh đã bị thảm sát một cách tàn nhẫn.

- Gabbeh (Mohsen Makhmalbaf, Iran, 1996). Một phim có hơi hướm thần thoại với những cảnh quay đẹp và đã giành được rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải Silver Screen Award dành cho hạng mục phim châu Á xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Singapore.

HOÀI CHI (Theo CNN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Dù nhận tràng pháo tay kéo dài 7 phút tại Cannes, Thời đại cuồng dã vẫn gây chia rẽ giới phê bình, nhận về loạt đánh giá trái chiều.

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Hào quang của Cannes lu mờ

Người săn phim mới giảm mạnh, nhà hàng vắng khách, loạt băng rôn khổng lồ từng phủ kín đại lộ Croisette nay biến mất, thảm đỏ thiếu vắng những bộ trang phục lộng lẫy... khiến ánh hào quang của Cannes phai nhạt.

Hào quang của Cannes lu mờ

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Liên hoan phim Cannes bước sang ngày thứ 10 với không khí sôi động, khi hai tác phẩm cuối cùng trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng The Mastermind và Young Mothers chính thức ra mắt và nhận phản hồi nồng nhiệt từ giới phê bình.

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Hollywood không áp đảo cuộc chơi. The Chronology of Water của Kristen Stewart và Eleanor the Great của Scarlett Johansson đều không được xướng tên ở bất kỳ hạng mục nào.

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Thu Trang: 'Làm phim chuyên nghiệp, mình không vô tư được nữa'

Các đạo diễn Thu Trang, Lý Hải, Nguyễn Quang Dũng... cùng TS Ngô Phương Lan làm giám khảo cuộc thi phim ngắn Vietnamese 2025.

Thu Trang: 'Làm phim chuyên nghiệp, mình không vô tư được nữa'

Phim của Elle Fanning nhận tràng pháo tay dài kỷ lục ở Cannes, tiến gần đến Cành cọ vàng

Sentimental Value có sự góp mặt của Elle Fanning nhận tràng pháo tay dài 15 phút - dài nhất tại kỳ liên hoan năm nay. Phim đạt 100% Rotten Tomatoes và nhiều nhà phê bình gọi đây là phim hay nhất của Cannes 2025 hiện tại.

Phim của Elle Fanning nhận tràng pháo tay dài kỷ lục ở Cannes, tiến gần đến Cành cọ vàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar