14/05/2013 07:35 GMT+7

Các nước tranh "miếng bánh" nhập cư Mỹ

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Mỹ đang chuẩn bị thay đổi luật nhập cư lần đầu tiên trong 1/4 thế kỷ qua thì cùng lúc cũng diễn ra một cuộc vận động hành lang sôi nổi của các nước để tranh phần trong cái bánh ngon này.

Phóng to
Người nhập cư và gia đình biểu tình đòi cải tổ luật nhập cư ở San Diego, California Ảnh: Reuters

Dự luật do Tổng thống Obama hậu thuẫn đang được ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ xem xét và dự kiến trình thượng viện vào cuối tháng này để thảo luận trong tháng 6-2013 hoặc lâu hơn. Các chính trị gia hi vọng dự luật có thể được thông qua trước khi thượng viện nghỉ vào tháng 8-2013.

Theo Reuters, dự luật gồm một số điểm chính như tăng cường kiểm soát biên giới, an toàn lao động và đưa ra lộ trình 13 năm để trở thành công dân Mỹ cho khoảng 11 triệu người nhập cư trái phép tại Mỹ. Bên cạnh đó, dự luật mới mở rộng chương trình thị thực cho các lao động có tay nghề trong khi hạn chế cấp thẻ xanh cho số người nhập cư theo diện đoàn tụ thân nhân vốn nhận được số thẻ xanh nhiều nhất trong thời gian qua. Luật mới đề xuất chia đều thẻ xanh cho những người nhập cư theo diện lao động và đoàn tụ.

Giới chuyên gia nhận định các nước châu Á, đặc biệt là những nước mạnh về lao động công nghệ hoặc có nhu cầu du học cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách mới này.

Chạy đua vận động hành lang

Nhiều nước đã không bỏ qua cơ hội để giành lấy một vé ưu đãi trong dự luật mới của Mỹ. Theo New York Times, một số điều khoản đề cập đến một số quốc gia cụ thể đã được bổ sung nhờ những nỗ lực vận động hành lang của các chính phủ hoặc những công ty vận động mà họ thuê. Hàn Quốc và Ireland đã vận động điều chỉnh giới hạn số công nhân các nước này đến Mỹ để làm việc, trong khi Phần Lan đưa công dân của mình vào nhóm được du lịch Mỹ mà không cần thị thực. Canada thành công trong việc nâng thời gian du lịch Mỹ không cần thị thực dành cho người trên 55 tuổi và thất nghiệp từ 182 lên 240 ngày.

Thời Báo Ireland cho biết Thủ tướng Enda Kenny và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Eamon Gilmore của Ireland đã đích thân đến Washington vào tháng 3-2013 để gặp Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và trực tiếp thảo luận về tình cảnh của khoảng 50.000 người Ireland nhập cư trái phép. Ngoài việc tận dụng các nhân viên sứ quán, một nhóm vận động Ireland tại Mỹ cũng chi 40.000 USD nhờ cựu nghị sĩ quốc hội Bruce Morrison nói giúp. Kết quả là mỗi năm 10.500 lao động phổ thông của Ireland sẽ nhận được giấy phép làm việc tại Mỹ trong ba năm. Giấy phép này trước đây chỉ dành cho công dân Úc.

Chính phủ Hàn Quốc còn mạnh tay hơn. Seoul đã chi khoảng 1,7 triệu USD thuê bốn công ty để vận động hành lang cho chiến dịch giành lấy thị thực vào Mỹ. Các nhà vận động hành lang của Seoul, gồm các cựu trợ lý Nhà Trắng, chuyên gia phân tích chính trị CIA, đã thực hiện hàng chục cuộc gọi, email, gặp mặt các nhân vật chủ chốt trong Ủy ban Tư pháp thượng viện lẫn hạ viện trong vài tháng qua để thúc đẩy thị thực lao động cho công dân Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye trong chuyến công du Mỹ lần đầu hồi tuần trước cũng hối thúc ông Obama dành ít nhất 5.000 thị thực lao động đặc biệt cho Seoul hay có thể thông qua đạo luật riêng với 15.000 thị thực lao động/năm. “Nếu đạo luật về hạn ngạch thị thực cho lao động Hàn Quốc được quốc hội thông qua, cả hai nước chúng ta sẽ đều có lợi và nó có thể giúp tạo ra nhiều việc làm hơn” - bà Park lập luận.

Lợi hay không lợi?

“Nó có thể trở thành một chính sách nhập cư tàng hình” - giảng viên chính sách công Ronil Hira của Viện công nghệ Rochester nhận định về việc các nước tranh nhau đàm phán để giành phần trong chính sách nhập cư Mỹ.

Đến nay vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về đạo luật nhập cư mới của Washington. Những người ủng hộ cho rằng các biện pháp nhập cư mới vì lợi ích của người Mỹ và rằng việc nới lỏng thị thực có thể đưa hàng trăm ngàn du khách đến Mỹ và chi tiêu hàng tỉ USD mỗi năm tại nước này. Tuy nhiên, những ý kiến phản bác lại lo ngại làn sóng người đổ vào Mỹ có thể đe dọa đến lao động trong nước. Một thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew, được Reuters dẫn lại, cho thấy dù 75% ý kiến ủng hộ những thay đổi trong luật nhập cư nhưng chỉ 44% muốn người nhập cư trái phép được nộp đơn để trở thành công dân Mỹ.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Vào năm cuối nhiệm kỳ, khi việc tiếp cận ông Biden trở nên khó khăn hơn và khoảng cách với nội các ngày càng rõ rệt, một số người bắt đầu dấy lên những nghi vấn về vai trò và quyền lực thật sự của cựu tổng thống.

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Những phát ngôn trước đây của ông Trump, trong đó cáo buộc Qatar là quốc gia tài trợ khủng bố, đang bị nhắc lại trong bối cảnh xuất hiện thông tin hoàng gia Qatar sắp tặng Mỹ một chiếc máy bay hạng sang.

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Giày Reebok của ông Lee Jae Myung - cơn sốt thời trang mới, cháy hàng trong đêm

Đôi giày thể thao Reebok của ứng viên tổng thống Lee Jae Myung bất ngờ trở thành hiện tượng thời trang - chính trị tại Hàn Quốc, được bán hết trên toàn quốc chỉ sau một đêm.

Giày Reebok của ông Lee Jae Myung - cơn sốt thời trang mới, cháy hàng trong đêm

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Nhiều bên giải oan cho ông Zelensky trước video cáo buộc dùng cocaine khi làm việc

Một video giả lan truyền tin ông Zelensky sử dụng cocaine trong khi đang gọi video với tỉ phú Elon Musk, nhưng nhiều cơ quan truyền thông đã bác bỏ thông tin này.

Nhiều bên giải oan cho ông Zelensky trước video cáo buộc dùng cocaine khi làm việc

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar