27/11/2019 13:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các nước phát triển công nghiệp ôtô thế nào? - Kỳ 3: Cú tăng tốc của ôtô Hàn

TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN

TTO - Không phải ngẫu nhiên đứng cạnh "người khổng lồ" Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn có thể phát triển ngành công nghiệp ôtô của riêng mình.

Các nước phát triển công nghiệp ôtô thế nào? - Kỳ 3: Cú tăng tốc của ôtô Hàn - Ảnh 1.

Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Canada Dong Woon Chu (phải) và một quan chức địa phương ngồi trên chiếc xe Pony do Hyundai sản xuất tại nhà máy ở Canada năm 1985 - Ảnh: Getty Images

Chúng tôi muốn tập trung tái cấu trúc hệ sinh thái linh phụ kiện ôtô để đương đầu với các thay đổi trong thị trường - Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc thông cáo - Chúng tôi sẽ giúp các nhà cung ứng tham gia được vào thị trường xe của tương lai và tiếp tục tăng trưởng.

Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả giúp ngành sản xuất ôtô nước này cất cánh. Rồi khi các hãng xe và nhà cung ứng linh phụ kiện gặp khủng hoảng, cũng chính phủ ra tay giải cứu...

Đầu tư cho công nghiệp ôtô

Theo bài "Phát triển công nghiệp hỗ trợ qua kinh nghiệm các nước" đăng trên báo điện tử chính phủ ngày 31-8-2018, sự hợp tác giữa chính phủ với các "chaebol" - tập đoàn, công ty thuộc sở hữu gia đình - đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và tạo nên những thành công đáng kinh ngạc của Hàn Quốc.

Trong số này có lĩnh vực sản xuất ôtô. Đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã vạch ra chiến lược chọn một số tập đoàn mạnh để phát triển kinh tế quốc gia theo hướng xuất khẩu và đồng thời thay thế hàng nhập khẩu. Cùng với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các chaebol, công nghiệp hỗ trợ (ở Hàn Quốc gọi là công nghiệp vật liệu và phụ tùng) tại Hàn Quốc phát triển mạnh vào thập niên 1970 và 1980.

Chính phủ Hàn Quốc công bố "Chính sách thúc đẩy công nghiệp ôtô" vào năm 1962 và sau đó là "Đạo luật bảo hộ công nghiệp ôtô" để phát triển ngành công nghiệp mới "sơ sinh" này. Cụ thể, các nhà sản xuất nước ngoài bị cấm hoạt động ở Hàn Quốc, trừ khi tham gia liên doanh với các pháp nhân trong nước. Những nỗ lực của chính phủ đã dẫn đến việc nhiều công ty vốn hoạt động trong lĩnh vực khác cũng nhảy vào ngành sản xuất ôtô và nhiều công ty khởi nghiệp (startup) được thành lập.

Các điển hình là Kyeongseong Precision Industry (sau đổi tên Kia Industry) liên kết với Hãng Mazda để lắp ráp xe ở Hàn Quốc; hay Saenara Automobile với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nissan Motor Co, là hãng xe đầu tiên của Hàn Quốc được trang bị dây chuyền và cơ sở lắp ráp hiện đại. 

Tương tự là Asia Motors Company (1965) và Hyundai Motor Company (1968) hợp tác kỹ thuật với Ford Motor Company. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, tất cả công ty này chỉ đơn thuần là hãng lắp ráp, sử dụng linh kiện nhập khẩu từ đối tác nước ngoài.

Sang thập niên 1980, Chính phủ Hàn Quốc có chính sách nhằm ngăn bốn nhà sản xuất lớn trong nước là Hyundai Motors, Kia Industry, General Motors Korea và Asia Motors cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, đồng thời hoãn chính sách cho phép nhập khẩu ôtô để tiếp tục phát triển sản xuất trong nước.

Song song với việc phát triển các chaebol, Hàn Quốc đã buộc các tập đoàn này phải chuyển phần sản xuất linh kiện, phụ tùng sang các doanh nghiệp nhỏ để tạo sự lan tỏa và gia tăng tính cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Năm 2005, Chính phủ Hàn Quốc triển khai Chiến lược phát triển nguyên liệu và linh phụ kiện nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành sản xuất ôtô và điện tử. Trong chiến lược này, hai doanh nghiệp hạt nhân là Samsung, Lucky Gold Star và một số nhà sản xuất chuyên cung ứng linh phụ kiện phải phát triển các sản phẩm này để thay thế nhập khẩu. Chương trình bắt buộc các doanh nghiệp hạt nhân phải cam kết mua linh kiện của các doanh nghiệp cung ứng này.

Các nước phát triển công nghiệp ôtô thế nào? - Kỳ 3: Cú tăng tốc của ôtô Hàn - Ảnh 3.

Nhà máy Hyundai Motor ở Asan, cách Seoul 100km - Ảnh: Reuters

Quan hệ với nhà sản xuất linh kiện

Trong bài nghiên cứu với chủ đề "Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc" đăng trên tập san International Journal of Multidisciplinary Research tháng 10-2011, tác giả Choong Y. Lee (Đại học Pittsburg, Mỹ) phân tích nhiều khía cạnh, trong đó có mối quan hệ giữa nhà sản xuất ôtô và các hãng làm linh phụ kiện.

Tác giả cho biết các hãng sản xuất ôtô Hàn có cách làm khác biệt so với các nước là để các nhà sản xuất linh phụ kiện đồng hành với họ ngay từ giai đoạn phát triển (chưa sản xuất) sản phẩm. Các hãng xe tạo dựng mối quan hệ hợp tác độc quyền với nhà cung ứng linh kiện thông qua các hợp đồng dài hạn và cho họ tham gia vào các khâu phát triển sản phẩm của mình bằng cách chia sẻ thông tin, kể cả giá thành và biên độ lợi nhuận mong muốn...

"Bằng cách này, hãng sản xuất ôtô Hàn có được sự ủng hộ chân thành và hợp tác trung thực nhất từ các nhà cung ứng, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Và điều này giúp giảm thời gian phải thiết kế hay chế tạo lại vì linh kiện làm ra không vừa ý, dẫn đến lợi ích sau cùng là giảm chi phí", tác giả Lee lập luận.

Việc trao đổi thường xuyên từ khâu phát triển cũng giúp các nhà sản xuất linh kiện sản xuất dễ dàng và nhanh chóng khi doanh nghiệp ôtô chuyển sang giai đoạn sản xuất thật. "Các hãng xe Hàn Quốc đã có thể rút ngắn thời gian từ phát triển một mẫu xe mới đến tung ra bán ngoài thị trường xuống còn khoảng 3 năm", tác giả viết. 

Ngoài ra, việc để các nhà cung ứng linh kiện tham gia khắng khít từ đầu cũng giúp các hãng tiết kiệm nhiều triệu USD mỗi khi phát triển và sản xuất mẫu xe mới.

Khủng hoảng và những gói giải cứu

Từng giai đoạn cụ thể, Chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách thành công để ngành sản xuất ôtô trong nước cất cánh. Khi ngành công nghiệp này gặp khủng hoảng, chính phủ lại một lần nữa ra tay.

Ngày 27-9-2018, tân Bộ trưởng Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc Sung Yun-mo công du đến thành phố Cheonan (tỉnh Chungcheongnam-do) để gặp gỡ các nhà sản xuất linh kiện ôtô. Đây là lần đầu tiên một tân bộ trưởng đến thăm cơ sở sản xuất công nghiệp trong ngày làm việc đầu ở cương vị mới, theo nhật báo Hankyoreh.

Cụ thể, theo Hankyoreh, kể từ năm 2014, các nhà cung ứng linh kiện sản xuất ôtô nhỏ và vừa bắt đầu gặp khó khăn về tài chính sau khi khách hàng của họ tăng trưởng chậm lại. 

Từ năm 2017, nhiều nhà cung cấp linh kiện thứ cấp cho hai đại gia Hyundai Motors và Kia Motors đã lần lượt tuyên bố công ty trong tình trạng receivership (để chủ nợ nắm quyền điều hành công ty vì không có đủ tiền trả nợ). 

Sang năm 2018, khủng hoảng lan sang các công ty lớn hơn - tức các nhà cung ứng sơ cấp. "Khi các nhà cung ứng linh kiện sụp đổ, các nhà sản xuất ôtô cũng phải gánh chịu hậu quả. Vì thế không phóng đại khi cho rằng ngành công nghiệp ôtô nói chung đang bị khủng hoảng", bài báo viết.

Ngoài ra, các chuyên gia Hàn Quốc cho biết nguyên nhân khủng hoảng khác là sự sút giảm nhân sự, khi số lao động trong ngành giảm đến con số hàng ngàn trong giai đoạn từ tháng 7 và tháng 8-2018. Ngành sản xuất ôtô Hàn Quốc cho ra 4 triệu sản phẩm/năm và hiện có khoảng 4.600 nhà cung ứng linh kiện. 

Hankyoreh cho biết có 350.000 lao động trực tiếp trong ngành, nhưng nếu tính cả gia đình và những người phụ thuộc thì có hơn 1 triệu người đang sống nhờ vào ngành công nghiệp này.

Vì thế mà để giải cứu ngành ôtô khỏi khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc hồi tháng 12-2018 duyệt kế hoạch tung ra gói cứu trợ 3,5 tỉ won để giúp các nhà cung ứng linh kiện ôtô vượt khó. 

Theo tạp chí Nikkei Asian Review, số tiền này chủ yếu giúp các nhà cung ứng linh kiện giải quyết thanh khoản bằng cách giãn nợ. 

Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc cũng sẽ cung cấp thêm 2 tỉ won để các nhà cung cấp nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cần thiết cho xe cộ thế hệ mới, chẳng hạn như xe chạy điện.

Kỳ tới: Ôtô Hàn "thoát Nhật" như thế nào?

Các nước phát triển công nghiệp ôtô thế nào? - Kỳ 2: Vào thủ phủ sản xuất xe hơi Nhật Bản

TTO - Chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật mang theo sự tò mò tìm hiểu của chúng tôi. Họ đã làm thế nào mà xe hơi Nhật Bản lăn bánh được khắp thế giới?


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar